Bản chất của thiết kế là sáng tạo nhưng không hề đồng nghĩa với thiếu nguyên tắc. Nắm vững được những nguyên tắc tâm lý thiết kế cơ bản sẽ giúp ích rất nhiều cho các designer.
Thiết kế là công việc sáng tạo nên những hình ảnh truyền tải thông tin hiệu quả đến công chúng. Những thông tin đó cần được thể hiện một cách sinh động, ấn tượng nhưng vẫn đúng nội dung. Công việc trên không hề dễ dàng. Bạn sẽ rất đau đầu để biến đổi những thông tin dưới dạng chữ/số thành hình ảnh. Quy trình này sẽ bớt phức tạp hơn nếu bạn nắm được những nguyên tắc tâm lý thiết kế.
Dưới đây là một số nguyên tắc tâm lý thiết kế cơ bản của bộ nguyên tắc Gestalt. Những nguyên tắc này đã giúp ích rất nhiều cho các designer chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Hãy cùng ghi chú và vận dụng ngay nhé!
Nguyên tắc đồng bộ (Similarity)
Những gì giống nhau, hãy cho lại gần bên nhau.
Ví dụ: bạn có một nhóm thông tin hỗn tạp gồm đủ thứ hình tam giác, vuông, tròn to nhỏ. Điều bạn cần làm để hiển thị những thông tin đó rõ ràng hơn là phân loại chúng. Bạn có thể phân loại dựa theo hình dáng, kích thước, hay màu sắc. Những nhóm nhỏ như vậy sẽ giúp các thông tin được trình bày rõ ràng hơn rất nhiều.

Nguyên tắc gần kề (Proximity)
Các đối tượng nằm gần nhau được coi là có liên quan nhiều hơn các đối tượng ở xa nhau.
Nguyên tắc trên giúp bạn phân loại các thông tin và thể hiện chúng dựa trên khoảng cách. Với những thông tin giống nhau ở một mặt nào đó, bạn nên xếp chúng ở gần nhau. Những thông tin khác không liên quan được phân vào một nhóm khác và xếp xa các nhóm còn lại.

Nguyên tắc khép kín (Closure)
Vẽ những chi tiết vừa đủ và để cho não người xem tự hoàn thiện những đường nét còn lại.
Não bộ con người có một khả năng thần kỳ là liên tưởng về hình ảnh. Với nguyên tắc Closure, các designer không cần thiết phải vẽ một bức tranh đủ mọi đường nét. Họ chỉ cần phác ra những đường tiêu biểu, đủ thông tin để giúp người xem liên tưởng đến một hình vẽ nào đó. Bạn có thể xem ví dụ ở bản giao diện web dưới đây. Mặc dù các chữ viết không hề liền nét nhưng người xem vẫn có thể tự nối và biết được đó là chữ Cult.
Một ví dụ khác đến từ thiết kế hình gấu trúc của tổ chức WWF (World Wildlife Fund).
Nguyên tắc chính – phụ (Figure/Ground)
Khi quan sát một bức hình, mắt người sẽ tách biệt các chủ thể (chính) và phần nền (phụ) đằng sau.
Nguyên tắc này được vận dụng rất linh hoạt trong thiết kế, được biến hóa qua các đường nét và màu sắc. Rất nhiều designer có thể “chơi đùa” với mắt nhìn của người xem, khiến họ lẫn lộn với các chủ thể và phần nền trong mỗi bức hình.

Nguyên tắc liên tục (Continuity)
Mắt người luôn tự động điền vào chỗ trống giữa các vật thể, khiến cho chúng có sự chuyển động liên tục.
Đã bao giờ bạn nhìn thấy những mũi tên được tạo thành bởi những đường chấm hay đường thẳng đứt nét. Mặc dù những mũi tiên đó không hề liền mạch, bạn vẫn hiểu đó là một mũi tên và tự hướng mắt về phía đích. Đó chính là hiệu ứng thị giác của nguyên tắc Continuity. Nguyên tắc này rất có ích khi các designer muốn điều hướng người xem đi theo một thứ tự nào đó hoặc tập trung vào một chi tiết trong bản thiết kế.
Thiết kế giao diện web áp dụng nguyên tắc Continuity để điều hướng mắt người nhìn đến điểm cần quan sát.
Nguyên tắc đối xứng (Symmetry & Order)
Nhìn nhận những hình ảnh phức tạp dưới các hình thù nằm đối xứng và có thứ tự.

Bộ óc con người thường khó chịu trước những hình ảnh khó hiểu. Chúng ta sẽ có xu hướng đơn giản hóa chúng, biến thành những hình ảnh quen thuộc có tính đối xứng và nằm trong một trật tự nào đó. Đây là cách mà nhiều designer đã vận dụng để mang đến sự cân bằng cho những bức hình quá nhiều thông tin và rối loạn.
Nguyên tắc đồng bộ (Synchrony)
Những vật thể giống nhau di chuyển cùng một hướng sẽ có liên quan đến nhau nhiều hơn những vật giống nhau nhưng di chuyển theo các hướng khác nhau.
Nếu bạn cảm thấy nguyên tắc này quá rối não, hãy tạm liên tưởng đến nguyên tắc Proximity ở trên. Nếu như Proximity dựa vào khoảng cách để phân loại các vật thể liên quan, Synchrony áp dụng hướng di chuyển. Hãy hình dung đến những đàn cá giống nhau đồng loạt bơi về cùng một hướng, tạo thành một dòng chảy đàn cá giữa lòng biển. Đó chính là cách nguyên tắc này vận hành.
Do đó bạn phải có một bộ óc sắc bén trong tư duy. Để những thiết kế có sự logic hoàn hảo. Đến với MMA các bạn không chỉ được rèn luyện về tư duy thiết kế mà còn được cung cấp các kiến thức về làm game 3D và dựng phim KTS.
Để biết nhiều hơn những thông tin về MMA các bạn có thể theo dõi qua các kênh sau:
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn