Đối với câu hỏi “Portfolio là gì?”, “Làm thế nào để phân biệt Portfolio với CV?” Dù bạn sắp ra trường hay đã đi làm thì vẫn khó phân biệt được hai khái niệm này. Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn đi xin việc ở bất kỳ “đơn vị” nào. Nếu bạn chưa rõ và còn phân vân về hai quan niệm này, hãy cùng MMA tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Giải nghĩa “Portfolio là gì?”
Portfolio (có nguồn gốc từ tiếng Pháp) là một tập hồ sơ năng lực của cá nhân hay doanh nghiệp. Dùng để trình bày những thông tin, dự án và thành tựu của cá nhân hoặc tổ chức đã đạt được. Portfolio sẽ giúp cho người xem có cái nhìn tổng quan về khả năng của cá nhân, doanh nghiệp (tổ chức) đó.
Portfolio và CV có gì khác nhau?
CV và Portfolio đều là những giấy tờ cần thiết đối với ứng viên khi đi xin việc hay công ty khi muốn đấu thầu dự án. Tùy thuộc vào từng vị trí, các nhà tuyển dụng khác nhau sẽ yêu cầu ứng viên nộp sơ yếu lý lịch hoặc portfolio. Đây là cách để phân biệt cả hai:
Về hình thức:
Mặc dù không có quy chuẩn nào về độ dài của CV hay Portfolio. Tuy nhiên, bạn nên trình bày ngắn gọn và súc tích để nhà tuyển dụng dễ hiểu nhất có thể. Theo nhiều nghiên cứu, CV được thiết kế trong 1-2 trang là phù hợp nhất. Còn Portfolio thì khác, độ dài của hồ sơ năng lực phụ thuộc vào những dự án và các khối lượng sản phẩm mà ứng viên đã thực hiện.
Về nội dung:
CV sẽ bao gồm thông tin cá nhân, học vấn và quá trình làm việc. Thêm cả thành tích, chứng chỉ đạt được, các hoạt động ngoại khóa, sở thích cá nhân của ứng viên,… Trong khi đó, Portfolio sẽ tập trung vào sản phẩm, dự án mà ứng viên đã thực hiện. Thông tin có thể ở dạng mô hình, hình ảnh, bản thảo,… Tùy thuộc vào hoạt động của ứng viên.
Portfolio chứa đựng những thông tin gì?
Để chứng tỏ năng lực và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một bộ Portfolio hoàn chỉnh không thể thiếu những thông tin sau như:
- Thông tin độc quyền: Đây là sự khẳng định rằng ấn phẩm mà nhà tuyển dụng đang cầm trên tay thuộc về bạn. Không ai có quyền sử dụng và sao chép nó.
- Triết lý khi làm việc: Các quy tắc làm việc, thái độ và suy nghĩ cá nhân của bạn về công việc. Và không thể thiếu lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Đây là phần mà bạn chia sẻ về định hướng nghề nghiệp. Và mục tiêu công việc trong tương lai – cả ngắn hạn và dài hạn. Các mục tiêu thường có giới hạn từ ba đến năm năm.
- CV: Đây là thông tin cơ bản của bạn. Chúng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ,… Đó cũng có thể là các trang web cá nhân, tài khoản mạng xã hội,…
- Kỹ năng: Trong phần này, bạn phải trình bày ít nhất 3 kỹ năng cần có trong lĩnh vực mà bạn làm việc. Ví dụ, trong công việc tiếp thị, đó có thể là lập kế hoạch, viết bài quảng cáo, nghiên cứu thị trường,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm ý kiến từ đồng nghiệp và đối tác, khách hàng của dự án,…
- Chứng chỉ, văn bằng, đồ án liên quan: Đây là những chứng chỉ, giấy tờ, tài liệu chứng minh sự tham gia của bạn. Điều này nâng cao giá trị của bạn đối với doanh nghiệp.
Ứng viên nên dùng Portfolio khi nào?