Artwork là gì? Những thông tin liên quan bạn cần biết

Artwork là gì? Những thông tin liên quan bạn cần biết

Đối với lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì khái niệm Artwork là gì được nhiều người quan tâm. Có nhiều loại hình artwork khác nhau từ phương Tây đến phương Đông giúp nhà thiết kế hiểu rõ hơn. Cùng tìm hiểu về Artwork là gì với bài viết dưới đây của Master Media nhé.

Tìm hiểu Artwork là gì?

Artwork được hiểu là các tác phẩm nghệ thuật hay thiết kế đồ họa trong tài liệu in ấn như sách, báo, tạp chí. Tùy theo cách thức của mình để các nghệ sĩ chọn lựa định dạng kỹ thuật cụ thể nhằm truyền tải ý tưởng. Riêng artwork chỉ dùng cho các tác phẩm nghệ thuật ở lĩnh vực in ấn, xuất bản. Cụ thể có 3 loại artwork cơ bản như sau: 

  • Tác phẩm hội họa: tạo ra bởi màu nước, màu vẽ, sơn, mực trên bề mặt vải, giấy, gỗ, tường. Các tác phẩm hội họa thể hiện về phong cảnh, con người, tình yêu, tôn giáo, xã hội.
  • Nhiếp ảnh: Tác phẩm nhiếp ảnh mang trong mình giá trị nghệ thuật đòi hỏi nhiếp ảnh gia hiểu về các yếu tố ánh sáng, màu sắc, góc chụp…
  • Tác phẩm thiết kế đồ hoạ:  tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm và công cụ thiết kế như poster, banner, logo, bìa sách…

Lưu ý cần biết khi thiết kế Artwork  

Sau khi biết Artwork thì các nhà thiết kế cần tìm hiểu những lưu ý dưới đây để tạo nên tác phẩm thiết kế kỹ thuật số chất lượng tốt nhất.

Kích thước Artwork là gì?

Kích thước của artwork là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc trước khi quá trình sáng tạo. Kích thước ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh, cách thức hiển thị của tác phẩm. Hiện nay có hai loại kích thước artwork kỹ thuật số cơ bản như:

  • Kích thước pixel: chính là số lượng pixel theo chiều ngang và dọc của một hình ảnh. Khi kích thước pixel càng cao tức là độ phân giải của hình ảnh cao và chất lượng hình ảnh tốt. 
  • Kích thước vật lý: Kích thước thực tế khi được in ra hoặc hiển thị trên màn hình. Đơn vị đo kích thước này thông thường là inch, cm hoặc mm. 

Độ phân giải hình ảnh

Độ phân giải hình ảnh của Artwork là gì? Đây là yếu tố thể hiện mức độ chi tiết và sắc nét bức ảnh. Độ phân giải sẽ đo bằng số điểm ảnh (pixel) trên mỗi đơn vị đo bức ảnh và đơn vị đo sử dụng ở đây là pixel per inch (PPI) hoặc dots per inch (DPI). 

Khi mức độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng sắc nét đảm bảo yếu tố chi tiết hơn. Độ phân giải hình ảnh cũng ảnh hưởng kích thước in ấn và hiển thị. Nếu hình ảnh có độ phân giải cao sẽ rõ nét hơn khi hiển thị trên màn hình lớn.  

Hệ màu thiết kế Artwork là gì?

Hệ màu trong thiết kế chính là danh sách các màu sắc được sử dụng tạo nên sản phẩm thiết kế. Hệ màu hữu ích và hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp, tạo cảm xúc cho người xem. Mỗi hệ màu sử dụng sẽ có những đặc điểm riêng và phù hợp cho từng tác phẩm. 

Một số hệ màu được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Hệ màu RGB: dựa trên ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương. Hệ màu này thường dùng cho các thiết kế như website, video…
  • Hệ màu CMYK: dựa trên bốn màu cơ bản như xanh lơ, hồng, vàng và đen. Hệ màu này sử dụng cho các thiết kế in ấn như sách báo, tạp chí…
  • Hệ màu HSV: dựa trên 3 yếu tố cơ bản như sắc thái, độ bão hòa và giá trị. Thông qua hệ màu này mà người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc theo ý muốn.
  • Hệ màu LAB: dựa trên ba thông số: L (Lightness), a (green-red) và b (yellow-blue). Đây là hệ màu dùng cho ứng dụng chuyên nghiệp như chỉnh sửa hình ảnh hay thiết kế đồ họa.

 

Artwork dùng để mô tả nhiều tác phẩm nghệ thuật thuộc lĩnh vực hội họa, điêu khắc, trang trí, nhiếp ảnh… Trong đó các tác phẩm thiết kế kỹ thuật số áp dụng khá thường xuyên. 

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa thương mại 

Tóm lại, nội dung bài viết trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Artwork là gì và những lưu ý quan trọng cần biết. Những tác phẩm nghệ thuật này đòi hỏi bạn có sự sáng tạo và nắm bắt nguyên lý quan trọng khi thiết kế. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để nâng cao kỹ năng của mình.

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.