Tìm hiểu về bố cục trong thiết kế, đâu là loại phổ biến nhất?

Tìm hiểu về bố cục trong thiết kế, đâu là loại phổ biến nhất?

Có thể bạn chưa biết nhưng bố cục trong thiết kế đóng vai trò rất quan trọng. Cách tạo bố cục sẽ nói lên rất nhiều về phong cách, thậm chí trình độ của nhà thiết kế. Vậy cụ thể khái niệm này có nghĩa là gì? Người mới vào nghề nên tham khảo những loại bố cục nào cho các sản phẩm của mình? Master Media sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết sau nhé.

Tìm hiểu về khái niệm bố cục trong thiết kế

Hiểu đơn giản, bố cục trong thiết kế là cách sắp xếp vị trí của những thành phần xuất hiện trên một bản thiết kế. Những thành phần chính thường bao gồm hình khối đồ họa, hình ảnh, chữ, thậm chí khoảng trống. Bố cục đẹp thường sẽ thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Tạo cảm giác hài hòa và cân bằng giữa các thành phần;
  • Tạo điều kiện để designer làm nổi bật điểm nhấn của thiết kế;
  • Hỗ trợ truyền đạt hiệu quả thông điệp hoặc nội dung thiết kế đến người xem.
Khái niệm bố cục trong thiết kế
Khái niệm bố cục trong thiết kế

Có thể nói bố cục đóng vai trò như một xương sống cho toàn bản thiết kế. Designer sẽ tạo ra phần khung xương trước tiên. Dựa vào đó họ dễ hình dung nên sắp xếp thành phần nào tại vị trí nào. Khung xương có chất lượng thì bản thiết kế mới đẹp mắt. 

Những loại bố cục phổ biến trong thiết kế

Những bạn mới làm quen với thiết kế chắc hẳn sẽ khá bối rối khi xây dựng bố cục. Các bạn có thể bắt đầu bằng cách tham khảo những bố cục trong thiết kế đang phổ biến nhất. Dưới đây sẽ là danh sách tham khảo dành cho bạn.

Bố cục cân bằng

Bố cục cân bằng thường là lựa chọn an toàn nhất cho các bạn thiết kế mới vào nghề. Thông thường sẽ có 2 loại bố cục cân bằng:

Cân bằng đối xứng: Sản phẩm được chia thành 2 phần bằng nhau qua một trục đối xứng vô hình. Người thiết kế sẽ sắp xếp những thành phần nằm đối xứng nhau qua trục vô hình ấy.

Cân bằng đối xứng
Cân bằng đối xứng

Cân bằng bất đối xứng: Sản phẩm thiết kế cũng được chia thành 2 phần qua một trục vô hình nhưng không bằng nhau. Các thành phần không nhất thiết phải nằm đối xứng nhau qua trục, nhưng nhìn chung vẫn tạo cảm giác cân bằng và hài hòa nhất định. Bố cục này cho phép designer phá cách, tạo sản phẩm độc đáo hơn.

Cân bằng bất đối xứng
Cân bằng bất đối xứng

Bố cục tương phản

Bố cục tương phản là cách sắp xếp những thành phần có tính đối lập nằm gần nhau. Qua đó làm nổi bật sự khác biệt rõ ràng giữa những thành phần này. Nhờ vậy bản thiết kế dễ trở nên nổi bật và truyền tải thông điệp phù hợp. Sự tương phản có thể nằm trong kích thước to nhỏ, hình ảnh khác biệt, kiểu chữ và màu sắc.

Bố cục tương phản
Bố cục tương phản

Bố cục đồng nhất

Trái ngược với bố cục tương phản ở trên, bố cục đồng nhất sử dụng những thành phần giống hoặc tương đồng nhau trong thiết kế. Sự tương đồng có thể là kiểu dáng, kiểu chữ, màu sắc,… Những thành phần này sẽ được sắp xếp theo vị trí cụ thể để tạo mạch liên kết. Nhờ đó tổng thể thiết kế sẽ có tính thống nhất, nổi bật lên điểm nhấn và thể hiện được thông điệp. 

Có thể nói bố cục đồng nhất là loại hình phổ biến nhất hiện nay. Dễ thực hiện, thân thiện với nhiều thương hiệu, đó là những lý do giúp loại bố cục này được ưa chuộng.

Bố cục đồng nhất
Bố cục đồng nhất

Bố cục dòng chảy thị giác

Đúng như tên gọi, bố cục dòng chảy thị giác là kiểu sắp xếp vị trí các thành phần thiết kế theo định hướng góc nhìn người xem. Chúng ta có thể xem thông tin một sản phẩm thiết kế theo nhiều hướng khác nhau. Thông thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Designer có thể sắp xếp các thành phần thiết kế theo chiều hướng như vậy. Họ cũng có thể phá cách khi tạo ra những chiều hướng mới lạ, “buộc” người xem phải đổi hướng nhìn khi ngắm nhìn thiết kế. Loại hình bố cục này cũng rất được nhiều designer yêu thích. Họ dễ dàng đổi mới, tạo ra những sản phẩm độc lạ hơn qua bố cục dòng chảy thị giác.

Bố cục dòng chảy thị giác
Bố cục dòng chảy thị giác

Bố cục điểm nhấn

Mọi sản phẩm thiết kế đều cần có điểm nhấn. Nhiệm vụ của bố cục cũng là giúp designer tạo điểm nhấn cho sản phẩm, bất kể đó là loại bố cục nào. Tuy nhiên với bố cục điểm nhấn thì vai trò trên sẽ nổi bật hơn bao giờ hết. Loại bố cục này cho phép designer tập trung vào thành phần quan trọng nhất của thiết kế. Những thành phần khác có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Nhưng mục đích quan trọng nhất là phải tôn lên thành phần chính. Không có giới hạn hay quy luật bắt buộc nào cho designer. Họ có thể thỏa sức sáng tạo để đạt mục đích tôn lên điểm nhấn cho thiết kế của mình.

Bố cục điểm nhấn
Bố cục điểm nhấn

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa thương mại

Trên đây là bài viết về bố cục trong thiết kế nghĩa là gì? Người mới vào nghề nên tham khảo những loại bố cục nào cho các sản phẩm của mình? Master Media hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin có ích và giúp bạn thêm góc nhìn mới về lĩnh vực nghệ thuật này.

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.