Tìm hiểu Texture Map trong 3D – Có những loại nào phổ biến

Tìm hiểu Texture Map trong 3D – Có những loại nào phổ biến

Texture Map trong 3D được sử dụng rất phổ biến khi thiết kế đồ họa. Chúng giúp hình ảnh, video, ảnh động trở nên chân thực mà không đòi hỏi quá nhiều công sức. Từ đó giúp tăng hiệu suất và giảm tải cho hệ thống chung. Vậy cụ thể Texture Map trong 3D là gì, cùng Master Media tìm hiểu qua bài viết sau. 

Texture Map trong 3D là gì?

Texture Map là phương pháp được sử dụng phổ biến trong đồ họa 3D. Chúng thường dùng để mô tả các chi tiết của bề mặt đối tượng như phản chiếu, màu sắc, gồ ghề. Các điểm ảnh 2D sẽ được chỉ định ứng với các điểm tương ứng trên bề mặt 3D. 

Kỹ thuật Texture Map trong 3D giúp tăng tính chân thực của sản phẩm. Tùy theo nhu cầu, người dùng có thể tạo ra các hiệu ứng phức tạp hơn như phản chiếu, trong suốt. Chúng có độ chân thực cao so với thực tế nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo. 

Phân biệt các loại Texture Map trong 3D

Texture Map trong 3D hiện được chia thành rất nhiều loại, Master Media đã tổng hợp các thông tin sau. Bạn có thể lưu lại để tham khảo và thực hành cho các ấn phẩm đồ họa của mình.

Bump Maps – Hiệu ứng bề mặt gồ ghề

Hiệu ứng bề mặt gồ ghề được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế đồ họa. Chúng giúp bề mặt trông lồi lõm một cách rất chân thực. Có thể nói, chúng đang tạo ra ảo giác cho người nhìn. Texture Map trong 3D này thường dùng cho các vật liệu như đá, gỗ hoặc da. 

Diffuse Maps – Texture Map cơ bản trong 3D

Để nói về Texture Map trong 3D cơ bản thì không thể bỏ qua Diffuse Maps. Hiệu ứng này đóng vai trò như một lớp sơn nền để các Texture Map khác hoạt động. Mục đích nhằm bổ sung chi tiết và hiệu ứng. 

Opacity Maps – Hiệu ứng vật liệu trong suốt

Nhắc đến Texture Map trong 3D không thể bỏ qua hiệu ứng trong suốt. Việc render các vật liệu trong suốt rất khó khăn với các 3D Artist nên khi hiệu ứng này ra đời đã trở thành cứu tinh trong ngành. 

Texture Map này đã mô phỏng chính xác độ trong suốt từ mờ đục đến trong mờ, mô phỏng kính hay các loại chất lỏng. Chúng được render chính xác đến mức có độ chân thực vô cùng cao. 

Normal Maps – Tăng cường chi tiết bề mặt

Normal maps đã trở thành Texture Map trong 3D không thể thiếu. Chúng giúp mô phỏng bề mặt có độ chi tiết cao mà không cần dùng đến quá nhiều tài nguyên máy tính. Chi tiết sẽ được tăng cường chiều sâu, mô phỏng chính xác.

Displacement Maps – Tạo độ sâu cho bề mặt

Thay vì thay đổi ánh sáng tạo độ sâu, Displacement Maps thay đổi cả hình dạng thực tế của bề mặt. Chính vì vậy, khi nhìn vào, mọi người sẽ thấy các chi tiết nhỏ có độ sâu nhất định. Dù nhìn ở góc độ nào bạn cũng thấy được sự chân thật, giống như một bề mặt vật lý thực thụ. 

Specular Maps – Làm rõ về ánh sáng tương tác

Một Texture Map trong 3D được nhiều người yêu thích chính là Specular Maps. Chúng giúp kiểm soát cường độ và màu sắc của các phản xạ ánh sáng trên bề mặt. Vùng tối sáng sẽ được phân biệt giữa các bóng mờ giúp 3D Artist mô phỏng chính xác vật liệu. 

Color Maps – Nền tảng xác định màu sắc

Để hình dạng giống nhất với thực tế, các 3D Artist đã lựa chọn sử dụng Color Maps hay Albedo Maps. Hiệu ứng này là nền tảng để xác định màu sắc, kết câu, patter của 3D model. Chúng đóng vai trò như một lớp base để áp dụng các texture khác.

Reflection Maps – Hiệu ứng phản chiếu chân thật

Master Media đã tìm hiểu về nhiều Texture Map trong 3D và thấy Reflection Maps được sử dụng phổ biến nhất. Hiệu ứng này giúp mô phỏng chính xác cách ánh sáng tương tác với bề mặt. Đặc biệt, những vật liệu như kính, kim loại, nước sẽ phản chiếu được cả môi trường xung quanh. 

Metalness Maps – Hiệu ứng ánh kim 

Một thành phần cốt lõi trong PBR (Physically Based Rendering) chính là Metalness Maps. Chúng giúp phân biệt đâu là đặc tính kim loại và đâu là đặc tính thường. Nhờ đó, ánh sáng sẽ tương tác với các phần khác nhau cho ra một sản phẩm chân thực nhất. 

Albedo Maps – Xác định màu sắc và texture

Đôi lúc, ánh sáng và đổ bóng sẽ làm thay đổi màu sắc và texture của vật liệu. Chính vì vậy Albedo Maps ra đời giúp 3D Artist xác định màu sắc và chất liệu của vật liệu tốt hơn.

Texture Map trong 3D này đóng vai trò như lớp màu nền để đảm bảo các đặc tính thực tế được thể hiện chính xác. Sự chân thực giúp 3D Artist dễ dàng đưa ra quyết định sử dụng Texture Map nào cho đồ họa. 

Tổng kết lại đang có rất nhiều loại Texture Map trong 3D với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất là khả năng mô phỏng hình ảnh trở nên sống động hơn. Bạn sẽ không cần tăng số lượng polygon hay hình học phức tạp, từ đó tiết kiệm tài nguyên và thời gian khi render. 

Xem thêm: Khóa học thiết kế game

Texture Map trong 3D được nhiều Artist lựa chọn sử dụng vì độ tiện lợi và chân thực. Master Media hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật khóa học mới, sẽ có rất nhiều ưu đãi cho khách hàng. 

Tác giả

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và 3D game, tôi đã đồng hành cùng nhiều dự án lớn nhỏ. Từ những nhân vật sống động cho đến những cảnh quan tuyệt đẹp, tôi đều tạo ra bằng cả trái tim. "Biến ý tưởng thành hiện thực, đó là đam mê của tôi!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.