
Giới thiệu các phần mềm VFX cho người mới học
Làm VFX không thể thiếu phần mềm. Nếu bạn muốn học và VFX và chưa biết nên chọn phần mềm nào cho phù hợp, bạn có thể tìm đến danh sách gợi ý sau của Master Media. Các phần mềm VFX trong danh sách được lựa chọn theo tiêu chí chi phí và mức độ phổ biến với người dùng.
Các phần mềm VFX miễn phí
Blender
Blender là một phần mềm không mất phí rất nổi tiếng với cộng đồng sáng tạo nói chung và VFX nói riêng. Phần mềm này cũng là một lựa chọn yêu thích của các họa sĩ, chuyên viên về sáng tạo phần mềm 3D. Blender tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ đầy đủ mọi công đoạn: Dựng hình (Modelling), tạo khung (Rigging), tạo chuyển động (Animation), hoàn thiện chi tiết (Texturing) kết xuất (Rendering)… Trong đó bao gồm cả quy trình về Visual Effects – hay kỹ xảo VFX.
Các công cụ tạo VFX trong Blender khá dễ sử dụng. Nếu bạn đã từng dùng phần mềm này trong các công đoạn thiết kế 3D khác thì bạn có thể nhanh chóng học cách sử dụng những công cụ VFX. Tuy vậy vì là phần mềm miễn phí, hỗ trợ nhu cầu cơ bản nên Blender cũng chỉ hỗ trợ những hiệu ứng kỹ xảo khá đơn giản. Dù vậy đây vẫn là cái tên đáng cân nhắc cho các bạn mới làm quen với VFX.
Hitfilm Express
Mặc dù không phải cái tên nổi tiếng nhưng Hitfilm Express vẫn được không ít nhà thiết kế VFX lựa chọn làm công cụ sáng tạo. Phần mềm này tập trung vào tính năng tạo hiệu ứng cho các video đăng tải. Mặc dù miễn phí nhưng Hitfilm vẫn cung cấp bộ công cụ xử lý khá chuyên nghiệp. Người dùng có thể tạo ra các hiệu ứng điều chỉnh màu, thay đổi độ mờ, tốc độ, cắt ghép các hình ảnh trong video.
Các phần mềm VFX phổ biến
Autodesk Maya
Bất cứ ai học về thiết kế 3D đều biết đến Autodesk Maya. Phần mềm này đặc biệt phù hợp để thực hiện các sản phẩm sáng tạo như phim hoạt hình, Game, video quảng cáo định dạng 3D, thậm chí là phim điện ảnh.
Tuy nhiên ít ai biết rằng Autodesk Maya còn hỗ trợ xử lý hiệu ứng VFX qua bộ công cụ khá chuyên nghiệp. Giống như Blender, Maya sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn đã từng sử dụng cho các quy trình sáng tạo 3D như Modelling, Rigging… Phần mềm này vừa giúp bạn tiết kiệm phần nào chi phí, vừa đỡ mất thời gian tìm kiếm và cài đặt những phần mềm nặng khác.
3DsMax
3DsMax cũng rất nổi tiếng về thiết kế mô hình 3D chuyên nghiệp. Phần mềm này tập trung sâu hơn vào công đoạn Modelling, phù hợp với các dự án thiết kế nội thất, xây dựng, nhưng cũng hỗ trợ hiệu quả các sản phẩm trong quảng cáo, giải trí. Dù vậy nếu biết khai thác thêm bạn vẫn tận dụng được nhiều công cụ trong 3DsMax để tạo hiệu ứng VFX. Một lựa chọn nên thử cho các bạn đang cài đặt 3DsMax trong máy.
Adobe After Effects
Đúng như tên gọi, Adobe After Effects được sinh ra để tạo VFX. Đây là một trong những phần mềm hiếm hoi được tạo ra nhằm tập trung cho công đoạn VFX. Hầu như tất cả các VFX Artist chuyên nghiệp nhất đều sử dụng phần mềm này. Dù vậy Adobe After Effects không mấy thân thiện với “ví tiền”, có thể mất thời gian để làm quen vì bộ công cụ phức tạp. Phần mềm này sẽ phù hợp với các bạn không ngại khó, và có điều kiện tài chính cũng như thiết bị công nghệ để cài đặt.
Houdini
Nếu bạn làm VFX, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ biết về Houdini. Phần mềm này rất phổ biến với cộng đồng làm VFX và từng góp công không ít cho những dự án sáng tạo lớn. Tương tự như Adobe After Effects, Houdini sẽ đòi hỏi bạn mất thời gian để nghiên cứu vì một chút chi phí để cài đặt. Tuy nhiên một khi đã quen với phần mềm này, bạn có thể tận dụng nó triệt để cho công việc VFX.
RealFlow
Trong danh sách này, ReaflFlow sẽ là cái tên ít phù hợp nhất với các bạn mới học VFX. Phần mềm này phổ biến cho dạng VFX hiệu ứng chất lỏng, ví dụ như các hiệu ứng tạo dòng nước trên sông suối, biển, nước nhân tạo… Vì tính đặc thù này nên RealFlow rất nổi tiếng với dân trong ngành nhưng lại khá lạ lẫm với người mới. Dù vậy bạn vẫn có thể thử sức với phần mềm này trước tiên để làm quen dần với cách tạo dựng VFX. Từ đó bạn có thể dần mở rộng sang các hiệu ứng VFX chuyên nghiệp và phức tạp khác.
Lời kết
Trên đây là một số phần mềm VFX miễn phí và phổ biến cho các bạn mới học về lĩnh vực này. Để lựa chọn đúng phần mềm phù hợp, bạn hãy cân nhắc thật kỹ những yếu tố như: mục tiêu học, điều kiện tài chính, máy tính và thời gian. Hy vọng bài viết của Master Media sẽ giúp bạn tìm ra được phần mềm phù hợp.