Tìm hiểu về User-Centered Design: thuật ngữ quan trọng với thiết kế website

Tìm hiểu về User-Centered Design: thuật ngữ quan trọng với thiết kế website

Nếu theo định hướng thiết kế website, thiết kế UI/UX chuyên nghiệp, bạn sẽ cần tìm hiểu rất nhiều khái niệm về kỹ thuật số và Marketing. UCD hay User-Centered Design là một trong số đó. Vậy cụ thể UCD nghĩa là gì và vì sao quan trọng với thiết kế đến vậy? Mời bạn cùng tìm hiểu với Master Media trong bài viết sau nhé!

Giải thích về UCD – User-Centered Design

User-Centered Design (UCD) là một quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và cơ sở để quyết định cho những quy trình khác (thiết kế sản phẩm, thiết kế website, quy trình vận hành…) của công ty. Người dùng ở đây là những người trực tiếp truy cập website và sử dụng dịch vụ qua website đó. Họ chính là tập khách hàng mà website hướng đến.

Một quy trình UCD hoàn chỉnh bao gồm nhiều công đoạn phức tạp. Từ các bước nghiên cứu sử dụng khảo sát, công cụ và nhân sự phân tích dữ liệu để tìm hiểu hành vi và tâm lý tập đối tượng người dùng, cho đến những công đoạn chạy thử website, tiến hành đánh giá hiệu quả và cải thiện. Đầu ra của quy trình UCD là một mô hình thiết kế phản ánh đúng hành vi, tâm lý của người dùng và các hướng dẫn rõ ràng để những bộ phận liên quan lưu ý thực hiện.

Trên thực tế khái niệm UCD đã xuất hiện từ khá lâu. Thuật ngữ trở nên thịnh hành từ năm 1986 qua cuốn sách nổi tiếng “User Centered System Design: New Perspectives on Human-Computer Interaction“ của hai tác giả Donald A. Norman và Stephen W.Draper.

Vì sao UCD quan trọng với thiết kế website?

Không phải tự nhiên mà khái niệm UCD lại trở nên nổi tiếng trong gần 40 năm qua. User-Centered Design đã, đang và tiếp tục là công cụ hữu ích cho các thương hiệu để tối đa hóa lợi nhuận. UCD giúp thương hiệu hiểu về người dùng, từ đó xây dựng chiến lược cũng như thiết kế mô hình vận hành cho nhiều công đoạn như Marketing, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm… Thiết kế website, hay thiết kế UI/UX cũng là một trong những công đoạn cần thực hiện theo hướng dẫn của mô hình UCD của công ty. Ngay cả khi bạn làm ở agency và nhận thiết kế website cho khách hàng là một công ty khác, đặc biệt với những công ty lớn và công ty có tính chuyên nghiệp cao, bạn sẽ được yêu cầu làm theo mô hình UCD từ phía họ.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta còn có thể hiểu User-Centered Design như một dạng tư duy làm việc (mindset). Lối tư duy UCD hướng theo việc lấy người dùng làm trọng điểm, đặt góc nhìn ở phía người dùng, nếu cần thiết thì lấy người dùng như một nhân vật giả định và bỏ công sức tìm hiểu về nhân vật ấy. Ví dụ bạn cần tạo website dành cho các bà mẹ nội trợ. Bạn có thể tạo ra một nhân vật người mẹ nội trợ điển hình, họ có xu hướng lướt website vào lúc nào, sẽ quan tâm đến những website có hình ảnh gì, thường thao tác ra sao… Để hiểu được những điều này, bạn cần dày công tìm hiểu về họ, thậm chí bỏ chi phí để thu thập dữ liệu, nghiên cứu và phân tích về hành vi và tâm lý của họ. Một khi thật sự hiểu và có góc nhìn từ phía họ, bạn mới biết nên thiết kế một website ra sao để đáp ứng nhu cầu của họ.

Các bước cơ bản của một quy trình UCD

UCD có thể được triển khai theo nhiều kế hoạch và mô hình khác nhau. Một quy trình cơ bản nhất thường bao gồm những bước sau:

Nghiên cứu và phân tích người dùng (User Research and Analysis)

Đây là công đoạn tìm hiểu và tiến hành phân tích về hành vi, tâm lý, đặc điểm của người dùng. Quá trình này có thể thực hiện qua nhiều công cụ định tính (làm khảo sát), và định lượng (thu thập dữ liệu, phân tích và làm báo cáo để ra xu hướng người dùng). Sau khi công đoạn kết thúc, một mô hình thiết kế (Concept Design) sẽ được xây dựng để thực hiện.

Kiểm tra và kiểm nghiệm (User Testing and Prototypes)

Sau khi có mô hình thiết kế, công đoạn tiếp theo là các bước kiểm tra và kiểm nghiệm mô hình. Một lần nữa, nhiều công cụ được sử dụng để xem mô hình này có những lỗi gì cần cải thiện. Thậm chí mô hình có thể được giới thiệu bản dùng thử với tập đối tượng để thu về đánh giá và cảm nhận từ người dùng. Mục tiêu của bước này là xây dựng một thiết kế chi tiết (Detailed Design) đi sâu vào những hạng mục nhỏ hơn so với mô hình tổng (Concept Design).

Phát triển và đánh giá (Develop and measure)

Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình UCD. Mô hình chi tiết sẽ được triển khai và tiếp tục được đánh giá và cải thiện. Công đoạn này có thể kéo dài để đảm bảo mô hình đạt hiệu quả và hạn chế sai sót hết mức có thể. Mục tiêu của công đoạn này là tạo ra mô hình thiết kế hoàn thiện nhất để bắt đầu chạy dự án.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Lời kết

Đến đây chắc hẳn bạn đã có hình dung rõ ràng hơn về khái niệm User-Centered Design. Đây là thuật ngữ quan trọng với dân thiết kế nói chung và người làm thiết kế website nói riêng. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn.

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: