Việc làm sáng tạo: Các ngành Thiết kế đồ họa bạn nên biết
Bạn quan tâm đến Thiết kế đồ họa nhưng không muốn giới hạn cơ hội việc làm chỉ trong lĩnh vực này? Ngay sau đây Master Media sẽ giới thiệu Top các ngành liên quan đến Thiết kế đồ họa. Qua đó bạn có thể tìm hiểu và mở rộng thêm lựa chọn cho bản thân.
Interior Designer – Thiết kế nội thất
Interior Designer, hay Thiết kế nội thất, là công việc sáng tạo về không gian bên trong một công trình kiến trúc cụ thể. Nhà thiết kế sẽ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng. Từ đó đưa ra các ý tưởng về cách sắp xếp đồ đạc, cấu trúc phòng ốc, cách phối màu cũng như trang trí. Ý tưởng này cần mang đến tính thẩm mỹ, tiện lợi đúng như yêu cầu của khách.
Điểm chung với Thiết kế đồ họa
Interior Design và Graphic Design đều yêu cầu kiến thức về mỹ thuật. Người làm nghề phải có gu thẩm mỹ tốt và tư duy thẩm mỹ nhạy bén mới đáp ứng công việc. Tuy nhiên hai ngành nghề này đều không bắt bạn phải học quá chuyên sâu về mỹ thuật. Bạn chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản, sau đó học thêm chuyên ngành của mình.
Điểm chung thứ hai đến từ quy trình làm việc. Designer về nội thất hay đồ họa đều cần làm việc với khách hàng, nghĩ ý tưởng và thực hiện sản phẩm theo yêu cầu khách.
Về mức thu nhập: Lương trung bình của Interior Designer dưới 2 năm kinh nghiệm sẽ từ 7 – 12 triệu đồng, tùy vào công ty và năng lực.
Industrial Designer – Thiết kế công nghiệp
Industrial Designer là công việc và ngành liên quan đến Thiết kế đồ họa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công việc này vì tính đặc thù của nó. Industrial Designer còn gọi là Thiết kế Công nghiệp. Vị trí này gần giống như một nhà sáng chế, họ sáng tạo để cho ra đời một sản phẩm mới đáp ứng một nhu cầu cụ thể. Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm đẹp mắt. Họ còn nghiên cứu về thành phần, kết cấu, hình dáng của sản phẩm. Mục đích cuối cùng là cho ra một sản phẩm tiện dụng, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng và bắt mắt nếu cần. Sản phẩm của họ vô cùng đa dạng, có thể là máy móc, đồ chơi, thiết bị gia đình…
Điểm chung với Thiết kế đồ họa
Industrial Designer cũng cần có tư duy thẩm mỹ để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt. Tuy nhiên phần yêu cầu này sẽ không quá gắt gao giống như Graphic Designer. Đối tượng làm việc chính của vị trí này cũng là khách hàng, có thể là cấp trên giao phó.
Thu nhập của Thiết kế Công nghiệp thường dao động từ 7 – 9 triệu với người mới ra trường.
3D Artist – Nghệ sĩ 3D
Hầu như bất cứ ai làm về Thiết kế thời nay đều biết đến 3D Artist. Một trong những công việc sáng tạo được ưa chuộng nhất hiện nay. Là ngành liên quan đến Thiết kế đồ họa hầu như bạn trẻ nào cũng muốn thử sức.
Các Nghệ sĩ 3D sẽ lên ý tưởng và xây dựng các mô hình 3D trên phần mềm máy tính. Các mô hình này có thể là nhân vật, một vật thể, thậm chí một khung cảnh cụ thể. Những mô hình sẽ được sử dụng trong Game, Phim ảnh, Kiến trúc, thậm chí Y tế hoặc Sư phạm… Nhu cầu lớn về sản phẩm 3D hiện nay mang tới rất nhiều cơ hội cho các 3D Artist. Họ có thể làm việc tại các công ty chuyên về thiết kế, studio, xưởng phim hoặc các dự án thiết kế tự do.
Điểm chung với Thiết kế đồ họa
3D Artist và Graphic Design đều cần có tư duy thẩm mỹ, sáng tạo, kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên biệt. Cũng giống như hai ngành nghề ở trên, 3D Artist trải qua quy trình làm việc khá tương đồng với Graphic Design. Họ cũng cần làm việc với khách hàng hoặc cấp trên để tiếp nhận yêu cầu thiết kế. Dựa vào đó họ sẽ cho ra sản xuất các mô hình theo đúng yêu cầu và nhận thù lao khi hoàn thành.
Thu nhập của Nghệ sĩ 3D sẽ dao động từ 8 – 12 triệu cho người dưới 2 năm kinh nghiệm.
Concept Artist – Họa sĩ tạo hình
Không giống như các ngành nghề trên, Concept Artist là công việc yêu cầu cao về kỹ năng vẽ tay. Giống như tên gọi, họ sẽ là các họa sĩ và công việc chính của họ là vẽ mô phỏng và tạo hình về ý tưởng của một dự án. Các dự án mà Concept Artist làm việc thường là Game, Hoạt Hình, thậm chí Điện ảnh. Những đối tượng vẽ của Concept Artist cũng đa dạng giống như 3D Artist, có thể là người, động vật, đồ vật, cho đến vẽ khung cảnh.
Các Concept Artist sẽ lắng nghe ý tưởng từ phía Designer chính, nhiều khi là chủ dự án. Sau đó họ thu thập các thông tin cần thiết, nghiên cứu chuyên sâu thêm. Cuối cùng họ phác thảo và vẽ tạo hình để giúp chủ ý tưởng được NHÌN thấy ý tưởng của chính mình. Nhờ vậy họ sẽ biết được điểm nào cần hoàn thiện, sửa đổi và dần hoàn thiện để ý tưởng trở nên xuất sắc hơn.
Điểm chung với Thiết kế đồ họa
Concept Artist cũng cần am hiểu về mỹ thuật, có phần nâng cao hơn so với Graphic Designer. Đồng thời họ cũng phải điều chỉnh công việc khá nhiều theo yêu cầu của một bên khác. Công việc của họ cũng mang tính phục vụ cho khách hàng.
Thu nhập của Concept Artist sẽ vào khoảng 8 – 10 triệu cho người mới vào nghề.
Lời kết
Trên đây là một số gợi ý của Master Media về các ngành nghề liên quan đến thiết kế đồ họa. Nếu bạn có hứng thú với ngành thiết kế đồ họa nói chung hay ngành nghề khác thì bạn có thể tham khảo các khóa học thiết kế đồ họa của Master Media Academy. Hy vọng rằng chúng mình đã mang đến những thông tin có ích cho bạn.