Bảo vệ đồ án C04 | Trần Quang Thái tìm lại niềm cảm hứng gốm xưa
Văn hóa Việt luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà sáng tạo. Đồ án thiết kế đồ họa của Trần Quang Thái đã cho thấy nguồn cảm hứng ấy. Một lần nữa, học viên lớp C04 ghi điểm với bộ nhận diện thương hiệu Sa Pottery.
Niềm đam mê không ngừng với chất liệu văn họa dân gian trong cảm hứng thiết kế đồ họa
Trần Quang Thái từng được đánh giá cao với thiết kế Board game Ô Ăn Quan lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian Việt Nam. Lần này Quang Thái tiếp tục khai thác ý tưởng qua các chất liệu văn hóa Việt.
“Em đã từng đến làng nghề gốm Phù Lãng và cùng ngồi ở đó với các cô chú thợ gốm. Em nghĩ, những sản phẩm đẹp và chất lượng thế này mà lại không được biết đến rộng rãi thật là uổng phí.”
Ý tưởng khởi nguồn cho thiết kế
Sa Pottery được lấy cảm hứng từ các làng gốm cổ truyền Việt Nam. Bắt nguồn từ chính tên của thương hiệu. Sa Pottery – Lấy chữ “Sa” trong “phù sa”, vùng đất tạo nên sự màu mỡ của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cũng là nguyên liệu tạo nên nước gốm nâu đỏ đặc trưng. Bảng màu sử dụng trong thiết kế của Thái cũng cho thấy điều đó.
Về bảng màu trong thiết kế đồ họa
Bảng màu đặt màu vàng hơi ngả nâu của nước men gốm bóng bẩy làm chủ đạo. Tạo thêm ấn tượng với nét nhấn tông ấm, các font chữ được dùng màu đỏ cam. Với kinh nghiệm thiết kế đồ họa của mình, bạn đặt tiếp màu xanh cổ vịt để trung hòa. Nhìn chung, sản phẩm tạo ấn tượng sang trọng và quý phái.
Logo của thương hiệu
“Chính bảng logo của thương hiệu Sa, là tự tay em nặn từ gốm Phù Lãng.”
— Trần Quang Thái chia sẻ.
Tự tay nhà thiết kế nhào nặn, giờ đây Master Media đã có một bảng logo nung gốm của Thái. Thương hiệu Sa Pottery có logo mang chi tiết của chiếc bàn xoay gốm. Hình ảnh chiếc bàn xoay gốm cũng xuất hiện thêm trong poster chính của thiết kế cùng với bàn tay của người thợ gốm.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu, đặc biệt các sản phẩm văn phòng được thiết kế chỉn chu. Một trong những thông điệp doanh nghiệp mà Thái hướng đến là: From Clay to Art. Từ đất sét đến nghệ thuật là cả một quá trình gian nan. Các sản phẩm gốm Việt Nam đều là những thành quả nghệ thuật được từ đất sét. Cũng chính ý nghĩa này là trọng điểm thông điệp mà Trần Quang Thái hướng tới với thương hiệu của anh.
Kinh nghiệm thiết kế đồ họa đã được áp dụng như thế nào?
Là một người đã có kinh nghiệm nghề, Thái thể hiện thế mạnh qua các sản phẩm văn phòng. Thiết kế đồ họa vừa có tính chuyên môn, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo sự tiện dụng.
Cần phải nhớ, Trần Quang Thái không còn ở độ tuổi sinh viên. Cũng không phải người mới mày mò vào lĩnh vực thiết kế đồ họa. Anh đã đi làm và có nhiều kinh nghiệm trước khi quyết định muốn nâng tầm kỹ năng và tham gia vào khóa học tại Master Media.
Thiết kế của Thái thể hiện sự tiết chế và hài hòa đầy đủ. Cũng nhờ kinh nghiệm trong ngành nên bản trình bày thương hiệu của bạn thể hiện đầy đủ tính sáng tạo và sự kiên định. Vừa có nét truyền thống của chủ đề gốm, vừa có sự hiện đại trong cách vận dung font chữ và màu sắc. Đây là bộ sản phẩm được đánh giá cao về độ nhận diện và chú trọng tới tính thương hiệu.
Thiết kế đồ họa quảng cáo phải mang tính nhất quán
Trong quá trình thiết kế, Thái cũng nghiên cứu kỹ càng về các thương hiệu gốm. Đồ án của bạn cho thấy cách bày trí và phối màu khá hợp lý. Lựa chọn màu làm nổi bật màu vàng be của đất sét và sắc sậm của gốm nung.
“Đương nhiên là cửa hàng em vẫn chưa thể tự mở được (cười). Nhưng yếu tố đồ gỗ cũng sẽ giúp cho bảng màu đã chọn.”
Không hề bị ảnh hưởng hay lấn át bởi yếu tố Trung Hoa như phần lớn thương hiệu gốm hiện nay. Trần Quang Thái đã nhấn mạnh vào những nét đặc trưng nhất của đồ gốm Phù Lãng. Đây được dự đoán sẽ là một dự án mang tính cạnh tranh và độ nhận diện hình ảnh thương hiệu cao nếu thực sự triển khai.
Chúc mừng Thái đã bảo vệ đồ án thành công. Hy vọng rằng trong tương lai bạn sẽ tiếp tục phát huy và có thêm thật nhiều sản phẩm thiết kế ấn tượng.
Xem thêm các dự án xuất sắc và những câu chuyện học viên thú vị tại:
Facebook: Master Media Academy
Youtube: https://www.youtube.com/@mastermediaacademy7685/videos