12 góc quay “thần thánh” cho những nhà làm phim trẻ
Cùng tìm hiểu 12 góc quay, góc đặt máy “thần thánh” thường xuyên được sử dụng trong các phim Hollywood nổi tiếng.
Góp phần làm nên sự thành công của phim Hollywood là một tổ hợp những góc quay hiệu quả. Dưới đây liệt kê 12 góc nổi tiếng và thông dụng nhất. Thử áp dụng và tự đánh giá hiệu quả của những góc đặt máy thần thánh này nhé.
Wide shot – Góc rộng
Dùng để quay các cảnh rộng, cảnh toàn. Những góc này nhấn mạnh vào khung cảnh, cho biết phân cảnh đang diễn ra ở đâu. Wide shot cũng hiệu quả cho những cảnh thể hiện sự cô đơn, tách biệt của nhân vật.
Long shot – Góc quay toàn thân
Giống như Wide shot, Long shot cũng tập trung vào khung cảnh. Tuy nhiên góc này nhấn mạnh hơn vào chuyển động của chủ thể trong hình. Các góc Long shot thường quay toàn bộ cơ thể của nhân vật.
Medium shot – Góc quay trung bình
Là góc quay chủ thể tính từ thắt lưng lên đầu, dùng để mô tả hành động hoặc lời nói của nhân vật. Góc quay trực diện này cũng giúp người xem cảm thấy gần gũi hơn với chủ thể trong khung hình.
Cowboy shot
Là sự kết hợp giữa Long shot và Medium Shot, tính từ đầu gối trở lên. Góc này khá phổ biến trong những phim về cao bồi miền Tây nước Mỹ. Cowboy shot được dùng khi cần quay những cao bồi có gắn súng ở hông.
Tight shot – Góc hẹp
Góc quay cận cảnh với khung hình lấy từ cổ lên đầu của chủ thể. Tight shot hiệu quả khi muốn ghi lại biểu cảm trên khuôn mặt. Góc quay sẽ hướng sự tập trung của người xem vào một câu nói hoặc một đặc điểm quan trọng trong khung hình.
Detail shot – Đặc tả
Là góc chi tiết với khung hình hẹp hơn cả Tight shot. Góc dùng để nhấn mạnh vào một chi tiết cụ thể, có tầm quan trọng trong khung hình. Detail shot cũng hay được dùng để tạo cảm giác bí ẩn, thu hút sự chú ý của người xem.
Low shot – Góc quay thấp
Là góc quay thấp hướng camera từ dưới lên, giúp nhân vật trông to lớn hơn. Low shot thể hiện sự thống lĩnh, năng lượng, đôi khi là cảm giác sợ hãi khi nhân vật cảm thấy choáng ngợp trước môi trường xung quanh.
High shot – Góc quay cao
Góc quay cao hướng camera từ trên xuống, khiến nhân vật trông nhỏ bé hơn. Góc quay thường được dùng để diễn tả cảm giác yếu đuối, hoang mang và nhỏ bé từ nhân vật.
Dutch shot – Góc nghiêng
Góc nghiêng thường được dùng để mô tả sự bất ổn, bất bình thường. Dutch shot thường xuất hiện khi có biến cố trong phim hoặc clip.
Over the shoulder shot – Góc qua vai
Góc đặt máy qua vai mô tả lại cuộc đối thoại giữa hai nhân vật. Máy quay sẽ đặt sau vai của một nhân vật và ghi hình người đối diện. Góc quay này cho phép người xem cảm thấy như là một phần của cuộc trò chuyện.
Point of view shot
Góc đặt camera vào góc nhìn của nhân vật, hướng về một hoặc một vài vật thể nhất định. Góc này giúp người xem có được cái nhìn cá nhân của nhân vật. Point of view shot thường được sử dụng trong các phim hành động, phim tài liệu về thể thao và thu cảnh rộng cho phép ta bao quát khung cảnh xung quanh.
Cutaway shot
Là một cảnh quay không liên quan, chèn bất ngờ vào một cảnh phim liên tục. Cutaway shot thường được dùng để làm cảnh chuyển đổi giữa các phân cảnh.
Có thể thấy các nhà làm phim để thiết kế được những cảnh quay tự nhiên và chân thật nhất đã phải bỏ ra rất nhiều công sức sáng tạo. Toàn bộ những góc quay đều mang tính nghệ thuật và đầu tư chất xám. Mong rằng cùng với sự phát triển của công nghệ ngày càng hiện đại loạt phim 2D hay 3D đều sẽ giữ lại những giá trị cốt lõi tới người xem.
Để MMA có thể đem lại nhiều kiến thức thú vị hơn, các bạn có thể theo dõi qua các kênh sau:
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos