12 nguyên tắc tạo chuyển động trong làm phim hoạt hình

12 nguyên tắc tạo chuyển động trong làm phim hoạt hình

Trong giới làm Animation nói chung, có 12 nguyên tắc tạo chuyển động luôn được chia sẻ như một định hướng cho người làm nghề. Những nguyên tắc này được giới thiệu lần đầu vào năm 1981, trong cuốn sách “The Illusion of Life: Disney Animation”. Trải qua hơn 40 năm, 12 nguyên tắc vẫn đóng vai trò như 1 kim chỉ nam cho các nhà diễn hoạt hiện đại. Đó là những nguyên tắc gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Master Media nhé!

Nén và giãn (Squash & Stretch)

Theo nguyên tắc Nén và Giãn, bất cứ đối tượng nào khi di chuyển có thể thay đổi hình dạng theo hướng nén lại hoặc giãn ra tùy theo tốc độ di chuyển và khối lượng của đối tượng. Ví dụ như hình ảnh mèo Tom trong phim Tom và Jerry. Cơ thể chú mèo Tom khi chạy nhanh thường kéo dài bất thường, thể hiện tốc độ và sự vội vàng của chú ta. Khi dừng lại đột ngột, cơ thể mèo Tom co ngắn lại lập tức. Sự thay đổi hình dáng này cho thấy rõ tốc độ di chuyển của mèo Tom, đồng thời giúp cho hình ảnh mèo Tom được sinh động hấp dẫn hơn.

Lấy đà (Anticipation)

Đúng như tên gọi, nguyên tắc Lấy đà nhấn mạnh vào việc “Lấy đà” hoặc sự chuẩn bị của đối tượng trước khi thực hiện một hành động gì đó. Ví dụ khi nhà làm phim tạo hình đại bàng chuẩn bị bay lên cao, họ cần khắc họa 1 vài động tác đại bàng đập cánh, nâng chân, báo hiệu cho hành động chính là “bay lên cao”. Những động tác đó sẽ giúp người xem hiểu đại bàng chuẩn bị làm gì và thêm tính logic cho chuyển động nhân vật.

Dàn cảnh (Staging)

Nguyên tắc dàn cảnh tập trung vào việc tạo dựng ánh sáng, góc quay, bối cảnh và các nhân vật trong từng cảnh phim, xuyên suốt bộ phim sao cho có tính liên kết, logic và thu hút để thể hiện nội dung phim một cách hợp lý. Qua đó người xem có thể hiểu được nội dung, mạch truyện và bị thu hút vào từng phân cảnh phim.

Thẳng tiến và Từng bước (Straight ahead & Pose to Pose)

Trong cùng một cảnh tạo chuyển động, bạn có thể thực hiện theo 2 nguyên lý Thẳng tiến và Từng bước. Thẳng tiến là thực hiện tuần tự từng tư thế theo thứ tự chuyển động, ví dụ như đại bàng cất cánh ở trên, bắt đầu từ tư thế đập cánh sau đó là sải cánh và bay lên cao. Từng bước thì khác, sẽ tập trung thực hiện các tư thế quan trọng trước, sau đó dần hoàn thiện các chi tiết trung gian sau.

Kéo theo và Quá đà (Follow through & Overlapping action)

Khi một bộ phận trên cơ thể di chuyển, những phần khác sẽ cử động theo. Ngược lại, khi dừng chuyển động, các bộ phận sẽ lần lượt dừng lại chứ không ngừng chuyển động cùng một lúc. Quay trở lại với hình ảnh mèo Tom ở trên, khi mèo bắt đầu chạy thì chân là bộ phận cử động trước tiên, “kéo theo” cả cơ thể và tay, đuôi cử động theo. Khi mèo ta dừng lại, chân sẽ dừng lại đầu tiên và những bộ phận còn lại sẽ lần lượt ngừng cử động.

“Vào chậm” và “Ra chậm” (Slow in & Slow out)

Nguyên tắc này thường áp dụng trong trường hợp thay đổi tốc độ chuyển động của đối tượng phim. Một đối tượng đang chuyển động và dừng lại thì cần dừng một cách từ từ, không thể ngay lập tức. Ví dụ như quả bóng đang lăn, muốn dừng thì quả bóng phải giảm tốc độ mới dừng hẳn, trừ khi có vật cản đủ lớn. Nếu quả bóng dừng lại chuyển động tiếp thì cũng cần khởi động một cách từ từ chứ không chuyển động ngay với tốc độ lớn. Nguyên tắc này đảm bảo tính logic về mặt vật lý khi tạo chuyển động trong phim.

Di chuyển theo đường cong (Arcs)

Cơ thể người và hầu hết động vật sống đều hoạt động theo cấu trúc tạo chuyển động khối cầu, xung quanh khớp xương. Bởi vậy các di chuyển đều theo đường cong và gần như không thể theo đường thẳng như máy móc. Điều này dựa trên cấu tạo sinh học và cũng là cơ sở logic mà các nhà làm phim nên cân nhắc để tạo ra chuyển động tự nhiên, chân thật cho các đối tượng trong phim hoạt hình.

Hành động phụ (Secondary action)

Từng hành động chính của đối tượng luôn cần một số hành động phụ kèm theo để tăng thêm tính sống động và chân thật cho chuỗi cử động. Ví dụ như động tác nhún nhảy khi đi bộ, cử động tay chân khi đứng nói chuyện…

Thời gian (Timing)

Thời gian thay đổi thì chắc chắn hành động sẽ có sự thay đổi, dù ít đi chăng nữa. Bởi vậy nếu phim có khắc họa sự thay đổi về mặt thời gian thì rất cần lưu tâm đến cử động và chuyển động của đối tượng trong cảnh phim hoạt hình.

Cường điệu hóa (Exaggeration)

Các nhà làm phim hoạt hình có thể phóng đại hoặc cường điệu hóa hành động của đối tượng trong phim để tăng tính sinh động. Ví dụ như mèo Tom có thể kéo dãn cơ thể đến hàng mét khi chạy đuổi theo chuột Jerry vậy.

Đảm bảo chất lượng hình vẽ (Solid Drawing)

Chuyển động có hay đến đâu nhưng hình vẽ không đạt chất lượng thì phim cũng đánh mất nhiều giá trị. Bởi vậy các nhà làm phim rất cần có kiến thức và kỹ năng vẽ, cũng như tạo hình nhân vật, bối cảnh, ánh sáng tốt để hỗ trợ tối đa cho quá trình tạo chuyển động.

Tính lôi cuốn (Appeal)

Phim hoạt hình rất cần tính hấp dẫn, lôi cuốn. Đặc tính này có thể xây dựng từ bất cứ đối tượng nào trong phim. Từ việc tạo hình nhân vật chính, phụ, chính diện hay phản diện, đẹp hay xấu… Việc mở rộng giới hạn này cho phép nhà làm phim tự do sáng tạo và khai thác được nhiều khía cạnh hơn.

Xem thêm: Khóa học 3D Animation

Lời kết

Trên đây là 12 nguyên tắc tạo chuyển động cơ bản trong phim hoạt hình. Những nguyên tắc này đã là kim chỉ nam cho không ít nhà làm phim chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn.

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: