3D Modeling – Cẩm nang cho người bắt đầu
3D Modeling đang là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm bởi tính ứng dụng cao và tiềm năng phát triển. Tính chất công việc này cũng khá thu hút, có sự pha trộn giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Bạn cần có đầu óc kỹ thuật để vận dụng những tính năng trong phần mềm. Nhưng bạn cũng cần có mắt thẩm mỹ, yêu cái đẹp và sự sáng tạo để cho ra những sản phẩm ấn tượng.
Bạn muốn tìm hiểu 3D Modeling vì yêu cầu công việc, học tập hay đơn thuần vì sở thích. Bài viết sau đây của Master Media sẽ giúp bạn có được cái nhìn khái quát nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
3D Modeling là gì?
Hiểu đơn giản, 3D Modeling là sáng tạo các hình khối dưới định dạng 3D, sau đó tạo hình theo nhiều yêu cầu khác nhau. Đó có thể là một cái bàn, giá sách, một căn phòng, hay một nhân vật hoạt hình, một tàu vũ trụ… Để xây dựng hình ảnh 3D, bạn sẽ bắt đầu từ một hình khối cơ bản (hình vuông, hình cầu, hình trụ…). Sau đó bạn dùng công cụ trong phần mềm trên máy thêm và chỉnh sửa nhiều chi tiết cho đến khi nó trở thành hình khối 3D như bạn mong muốn.
3D Modeling bao gồm những lĩnh vực gì?
Kỹ thuật dựng hình 3D đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kiến trúc, xây dựng cho đến game, thiết kế đều cần đến 3D Modeling. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn 1 lĩnh vực mình quan tâm nhất. Cụ thể, một số lĩnh vực ứng dụng bao gồm:
- Thiết kế công nghiệp (thiết kế cơ khí, máy móc)
- Công nghệ in ấn 3D
- Thiết kế phương tiện di chuyển (ô tô, xe máy, trực thăng…)
- Kiến trúc (thiết kế nội thất, ngoại thất…)
- Concept Art trong game, điện ảnh, phim quảng cáo
- …
Tuy đều ứng dụng 3D Modeling, nhưng mỗi lĩnh vực lại có những yêu cầu riêng biệt. Ví dụ, ngành thiết kế công nghiệp sẽ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, tính chính xác. Bạn sẽ cần xây dựng các mô hình công cụ, máy móc cơ khí chuẩn chỉnh để cấp trên và khách hàng có thể hình dung rõ nhất về sản phẩm.
Với thiết kế trong kiến trúc, tính chính xác cũng được coi trọng nhưng bạn cần để ý thêm về mặt thẩm mỹ, cảnh quan. Nếu theo đuổi ngành này bạn sẽ cần học thêm rất nhiều kiến thức về kiến trúc.
Đối với ngành game, điện ảnh hay quảng cáo, những nhân vật hoặc mô hình, bối cảnh bạn làm nên cần đẹp, sống động và thật biểu cảm thì mới thu hút khách hàng. Vì vậy làm 3D trong lĩnh vực này cần có tính thẩm mỹ và sáng tạo và cảm xúc.
Xem thêm: 3D MODELING LÀ LÀM GÌ
Nên sử dụng những phần mềm nào để học 3D Modeling?
Bạn có thể tham khảo nhiều phần mềm để học và làm 3D Modeling. Sau đây là những phần mềm phổ biến nhất, thường được sử dụng trong những lĩnh vực cụ thể:
- Maya: được coi như phần mềm “vỡ lòng” cho người mới học về 3D, tập hợp nhiều tính năng cơ bản nhất. Maya có thể sử dụng trong game, đồ họa, làm phim, thậm chí kỹ xảo VFX…
- Blender: là phần mềm thiết kế miễn phí và tương thích được với nhiều hệ điều hành. Bên cạnh ứng dụng 3D, bạn có thể dùng blender để chỉnh sửa video, biên soạn phim. Phần mềm này đặc biệt có ích cho các công việc về điện ảnh.
- 3Ds Max: được coi như phần mềm “con cưng” của dân kiến trúc. 3Ds Max hỗ trợ đắc lực cho các dự án nội thất, từ dựng hình đến diễn hoạ, phối cảnh…
- Sketch up: cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc nhưng nâng cao hơn so với 3Ds Max. Bạn cũng có thể Sketchup trong đồ hoạ, game hay thậm chí làm phim.
Xem thêm: Top 5 phần mềm 3D tốt nhất dành cho người học thiết kế
Học và làm 3D có cần máy tính cấu hình cao?
Câu trả lời là nên có. Cũng giống như các phần mềm thiết kế chỉnh sửa ảnh hay làm phim, 3D Modeling yêu cầu máy tính có cấu hình tốt. Các phần mềm cài đặt này đều bao hàm khối lượng chức năng khổng lồ. Dung lượng mỗi phần mềm đều khá lớn. Bởi vậy, bạn nên chuẩn bị hoặc cập nhật máy tính để đảm bảo máy đủ khỏe. Máy tính tốt sẽ đảm bảo các thao tác được mượt mà và xử lý sản phẩm nhanh hơn
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn phần nào về 3D Modeling. Bạn có thể tham khảo thêm về các lĩnh vực thiết kế khác tại các bài viết sau của Master Media, hoặc khóa học 3D TẠI ĐÂY. Chúc bạn tìm được niềm vui trong thiết kế!