Có năng khiếu vẽ thì nên học gì và làm gì?
Nếu bạn có năng khiếu vẽ, bạn đã sở hữu một món quà trời ban. Sao không trân trọng và tự tạo cơ hội cho mình nhờ món quà ấy? Sau đây là một số gợi ý cho những bạn trẻ có năng khiếu vẽ đang tìm một lối đi cho mình. Nên học gì và làm gì khi bạn có được năng lực trên?
Năng khiếu vẽ là gì?
Năng khiếu có thể hiểu là năng lực bẩm sinh giúp bạn làm tốt một điều gì đó. Con người có thể làm được rất nhiều điều thông qua học hỏi. Tuy nhiên sẽ có một, hoặc một vài điều nhất định chúng ta làm đặc biệt tốt. Giống như được bản năng mách bảo, bạn có thể hoàn thành nhanh chóng và xuất sắc điều đó. Đây chính là biểu hiện của năng khiếu.
Bạn nhận thấy mình vẽ đẹp, tốt hơn so với những người xung quanh? Xin chúc mừng, bạn đã sở hữu một món quà trời ban đó.
Việc phát triển sự nghiệp dựa trên năng khiếu rất được khuyến khích. Bạn có thể dễ dàng tìm được cơ hội nổi bật và bứt phá hơn nhờ năng lực của mình. Còn làm thế nào để nổi bật và bứt phá nếu có năng khiếu vẽ? Những thông tin sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Có năng khiếu và thích vẽ nên học ngành gì?
Các lĩnh vực ứng dụng năng khiếu vẽ
Đừng vội nghĩ rằng biết vẽ đẹp chỉ có thể làm họa sĩ. Khá nhiều lĩnh vực hiện nay đang cần chiêu mộ các nhân tài về hội họa. Bạn có nhiều lựa chọn hơn mình nghĩ. Một số lĩnh vực phổ biến, dễ tìm việc và cho mức thu nhập tốt bao gồm:
- Thiết kế đồ họa
- Xuất bản: Vẽ minh họa tranh, tạp chí, sách báo
- Kiến trúc: Thiết kế công trình, thiết kế nội thất, thiết kế ngoại thất
- Thiết kế thời trang
- Sự kiện: Thiết kế bối cảnh sân khấu
- Điện ảnh: Vẽ storyboard, vẽ bối cảnh phim
- Game: Vẽ tạo hình (Concept Art)
- Thiết kế công nghiệp: thiết kế mô hình máy móc, sản phẩm
Những ngành thi về năng khiếu vẽ
Một trong những con đường được khá nhiều bạn thích vẽ chọn lựa là thi đại học. Điều này cũng dẫn đến những thắc mắc về các ngành thi liên quan năng khiếu này. Thông thường các bạn có thể chọn thi tổ hợp khối H và khối V. Tổ hợp cụ thể của từng khối như sau
Khối H
- Khối H00: Ngữ văn – Vẽ hình họa người – Vẽ trang trí màu
- Khối H1: Toán – Ngữ văn – Vẽ
- Khối H2: Toán – Vẽ hình họa mỹ thuật – Vẽ trang trí màu
- Khối H3: Toán – Khoa học tự nhiên – Vẽ năng khiếu
- Khối H4: Toán – Tiếng Anh – Vẽ năng khiếu
- Khối H5: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu
- Khối H6: Ngữ văn – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
- Khối H7: Toán – Hình họa – Trang trí
- Khối H8: Ngữ văn – Lịch sử – Vẽ mỹ thuật
Khối V
- V00: Toán, Vật lý, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V02: Vẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh
- V03: Vẽ mỹ thuật, Toán, Hóa
- V05: Ngữ văn, Vật lý, Vẽ mỹ thuật
- V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
- V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
- V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
- V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
- V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
- V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Các trường đào tạo ngành nghề về năng khiếu vẽ
Nếu bạn muốn theo học đại học, bạn có thể tham khảo các trường thuộc Top đầu sau đây:
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Kiến Trúc Hà Nội
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Đại học Mỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng
- Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Hoa Sen
Tuy nhiên đại học chỉ là một trong số nhiều lựa chọn để theo đuổi các ngành nghề ứng dụng vẽ. Bạn hoàn toàn có thể chọn tại những học viện, trung tâm đào tạo tư nhân uy tín. Đặc biệt là với các lĩnh vực sáng tạo như Game, Điện Ảnh, Vẽ Minh họa, Đồ họa. Những khóa học ở đây thậm chí chỉ kéo dài từ 1-2 năm, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho học viên. Đồng thời chất lượng khóa học cũng được đảm bảo nhờ nội dung tinh gọn, thực hành và ứng dụng cao.
Có năng khiếu và thích vẽ nên làm ngành gì?
Trên thực tế có đến vô vàn công việc cho phép bạn tận dụng năng khiếu vẽ của mình. Tuy nhiên, một số nhất định sẽ đi đúng với thời đại. Từ đó cho phép bạn có nhiều lựa chọn công việc hơn và dễ có một mức lương tốt hơn. Bạn có thể tham khảo những công việc sau đây:
Thiết kế đồ họa (Graphic Design)
Graphic Design là lĩnh vực sáng tạo các sản phẩm thiết kế phục vụ cho hoạt động marketing, quảng cáo hay truyền thông. Các sản phẩm tiêu biểu của Graphic Design bao gồm: logo, banner, poster, tờ rơi, standee, biển hiệu, đồng phục nhân viên, thiết kế bao bì…
Thiết kế thời trang (Fashion Design)
Fashion Design đã, đang và sẽ luôn là một trong những lĩnh vực thiết kế phổ biến nhất. Nhu cầu thời trang luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Từ đó mở ra không ít đất diễn cho các bạn trẻ yêu thích cái đẹp và đặc biệt yêu thích thời trang.
Thiết kế nội thất (Interior Design)
Trong vài năm trở lại đây, Interior Design đã trở thành xu hướng mới trong ngành thiết kế. Nhu cầu thẩm mỹ trong nội thất ngày một tăng lên giữa cuộc sống hiện đại. Đây chính là cơ hội trổ tài cho các nhà thiết kế về không gian.
Xem thêm: 10 Ngành nghề “trong mơ” đối với dân yêu vẽ
Thiết kế công nghiệp (Industrial Design)
Industrial Design là lĩnh vực sáng tạo và thiết kế các sản phẩm phục vụ cho một mục đích cụ thể trong sản xuất và đời sống. Tất cả những món đồ chúng ta đang sử dụng hàng ngày đều là một sản phẩm của Industrial Design. Lĩnh vực này sẽ yêu cầu sự kết hợp giữa tính công năng và thẩm mỹ. Một lĩnh vực khá thú vị cho các bạn trẻ yêu thích sáng chế.
Để được Master Media Academy cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích về mỹ thuật hay thiết kế đồ họa mời bạn theo dõi qua các kênh sau của MMA:
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn
Facebook: www.facebook.com/mastermediaacademy/