Dân sáng tạo nên học hỏi gì từ các hoạ sĩ nổi tiếng?

Dân sáng tạo nên học hỏi gì từ các hoạ sĩ nổi tiếng?

Hội hoạ luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho những người làm sáng tạo. Tìm hiểu về những hoạ sĩ nổi tiếng, về phong cách đặc trưng và những tác phẩm của họ là một cách hay để các nhà sáng tạo tìm nguồn cảm hứng và làm giàu thêm vốn chất liệu sáng tạo cho mình. Sau đây Master Media sẽ giúp bạn khám phá thêm về những danh hoạ nổi tiếng trên thế giới, về những gì họ đã làm được và tầm ảnh hưởng đến thế hệ sau này!

1. Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci đã quá nổi tiếng với những bức họa để đời và nhiều dự án đồ sộ. Tài năng của ông là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên một trong những điều đáng học hỏi nhất ở Leonardo là sức sáng tạo không ngừng, tinh thần vượt thời đại cùng nhiều ý tưởng vô cùng độc đáo. Trong suốt cuộc đời ông đã để lại nhiều bức hoạ với tầm ảnh hưởng lớn, 13000 bản vẽ, phác thảo và trang ghi chép. 6500 trong số đó còn tồn tại đến ngày nay. Hầu hết những di sản của Leonardo đều ghi lại những ý tưởng của ông. Không chỉ là ý tưởng về hội hoạ, mà còn là ý tưởng phát minh về những thiết bị mới, thậm chí là giải phẫu học.

Hiếm một danh hoạ, một nhà sáng tạo nào có sức sáng tạo dồi dào như Leonardo. Cũng rất hiếm người giữ được tinh thần sáng tạo và làm việc không ngừng nghỉ như vậy. Đó cũng là một trong những lý do khiến ông trở thành một tên tuổi vĩ đại và đáng học tập.

2. Michelangelo

Michelangelo là nhà điêu khắc, hoạ sĩ người Ý sinh năm 1495 và cũng có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong thời đại Phục Hưng mà còn với thế giới hiện đại sau này. Những tác phẩm của ông được nhiều người biết đến, nổi tiếng nhất như tượng David, mái vòm Trần nhà nguyện Sistine, tranh The Entombment… 

Đa số tác phẩm của Michelangelo là tượng điêu khắc, có lẽ vì vậy mà chính bản thân ông thường tự coi mình là một nhà điêu khắc hơn là hoạ sĩ. Tuy nhiên những đóng góp của Michelangelo là điều không thể chối cãi. Đặc biệt là với công trình đồ sộ mái vòm Trần nhà nguyện Sistine. Để thực hiện tác phẩm này, Michelangelo đã mất đến 4 năm để thực hiện, trong đó là 12 tiếng làm việc mỗi ngày và liên tục ở tư thế ngửa cổ. Điều đặc biệt là chính Michelangelo đã đưa ra yêu cầu khắc nghiệt đó cho bản thân để hoàn thành tác phẩm như ý. Bất chấp mọi đàm tiếu, nghi ngờ về năng lực bản thân cùng những thách thức từ những người ra yêu cầu về dự án, Michelangelo đã hoàn thành tác phẩm. Nhanh chóng, bức hoạ Trần nhà nguyện Sistine đã trở thành tác phẩm vang danh, không chỉ mang đến tên tuổi cho Michelangelo mà thậm chí còn chính tên tuổi cho địa điểm nhà nguyện Sistine. Sự kiên trì, đức tính vượt khó và kiên định với nghệ thuật đã biến Michelangelo trở thành một tên tuổi vĩ đại không chỉ trong ngành sáng tạo mà còn ở mọi lĩnh vực cuộc sống.

3. Pablo Picasso

Pablo Picasso là danh hoạ người Tây Ban Nha, được biết đến như người tiên phong và sáng lập trường phái lập thể. Những bức hoạ của Picasso mang màu sắc riêng biệt, thậm chí còn trở thành một hệ tư tưởng và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm sáng tạo khác. Bất cứ tác phẩm nào lấy cảm hứng từ tranh Picasso, chỉ cần nhìn thoáng qua đã có thể nhận ra. Điều đó đủ để thấy nét đặc trưng, phong cách siêu đặc biệt mà Picasso đã gây dựng được.

Tuy nhiên điều đáng khâm phục ở Picasso là đam mê của ông với nghệ thuật. Theo thống kê, có tới 26.075 tác phẩm của ông được trưng này. Tính thêm những bức tranh chưa được công bố, số lượng tổng tác phẩm phải lên đến hơn 50.000. Ước tính qua nếu mỗi ngày Picasso đều vẽ tranh, ông đã vẽ liên tục trong 71 năm mới hoàn thành số tranh vẽ trên. Một con số thật đáng khâm phục, cho thấy một tình yêu đích thực với nghệ thuật và tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ của hoạ sĩ.

Xem thêm:  Họa sĩ Picasso và những điều bạn nên biết

4. Vincent Van Gogh

Vincent Van Gogh cũng là một danh hoạ quá đỗi nổi tiếng, không riêng với cộng đồng yêu thích hội hoạ. Những tác phẩm của ông là nền tảng cho trường phái biểu hiện trong hội hoạ và ảnh hưởng lớn đến nền nghệ thuật hiện đại. Cuộc đời gian truân với nhiều nỗi bất hạnh của ông cũng đón nhận sự đồng cảm và cả niềm khâm phục cho thế hệ sau. 

Van Gogh sinh ra tại Hà Lan và được đặt tên theo người anh quá cố, người mà theo mẹ ông luôn xuất sắc hơn ông ở mọi mặt. Suốt một thời gian dài, Van Gogh đã làm việc ở nhiều vị trí như nhân viên bán tranh, giáo viên hay nhà truyền giáo nhưng đều không thành. Cuối cùng ông quyết định theo đuổi hội hoạ và dành trọn 10 năm cuối đời cống hiến cho nghề vẽ. Tuy nhiên sự nghiệp hội hoạ của Van Gogh cũng không mấy suôn sẻ. Ông không bán được tranh, phải sống trong nghèo đói và bị bệnh tật dày vò. Van Gogh mắc nhiều chứng bệnh như động kinh, tâm thần phân liệt, rối loạn chuyển hoá porphyrine, ngộ độc màu vẽ… Van Gogh cũng không có nhiều bạn bè, thường xuyên bị người xung quanh cho là lập dị và bị xa cách. Tình trạng bệnh của ông trầm trọng đến mức 1-2 năm cuối đời ông phải thường xuyên lui tới trại tâm thần.

Mặc dù cuộc đời bất hạnh nhưng Van Gogh chưa bao giờ ngừng vẽ. Những biến cố và bệnh tật, và dù chỉ bán được 1 bức tranh trong thời gian còn sống, ông vẫn theo nghề đến cùng. Trong suốt 10 năm vẽ, Van Gogh đã để lại 2100 tác phẩm. Trong đó có 860 tranh sơn dầu và hơn 1300 bản phác thảo. Tình yêu và sự kiên trì đã giúp ông thu về trái ngọt rực rỡ dù muộn màng.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Tạm kết

Mỗi danh hoạ nổi tiếng đều có những bí quyết riêng để ghi tên tuổi vào lịch sử, bên cạnh tài năng độc đáo. Hy vọng những câu chuyện về các họa sĩ nổi tiếng trên đã giúp bạn học thêm nhiều điều bổ ích từ các vị danh nhân vĩ đại!

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.