Design Brief là gì? Khi nào chúng ta cần đến Design Brief?

Design Brief là gì? Khi nào chúng ta cần đến Design Brief?

Nhiều Designer biết về Design Brief, nhưng cũng không ít Designer chưa hiểu về công cụ này. Vậy sao chúng ta cần biết về Design Brief? Công cụ này có thực sự cần thiết với Designer khi chúng gần như thuộc toàn quyền kiểm soát từ khách hàng. Mời bạn cùng đi tìm câu trả lời với Master Media nhé!

Design Brief và sự ra đời vẫn chưa được giải đáp

Có thể hiểu Design Brief như một bản tóm tắt về thiết kế, đúng như nghĩa đen trong tên gọi tiếng Anh (Design – thiết kế, Brief – bản tóm tắt). Bản tóm tắt này ghi chú lại những yêu cầu của khách hàng về một dự án thiết kế, thường do khách hàng chuẩn bị.. Ví dụ khách cần một thiết kế logo mới, họ sẽ ghi lại những yêu cầu về yếu tố hình ảnh (màu sắc là gì? Kích thước? Ý nghĩa cần truyền tải? Hình ảnh hoặc biểu tượng bắt buộc phải có?…). Ngoài ra họ có thể ghi chú thêm các yêu cầu về thời gian, chi phí có thể bỏ ra cho dự án thiết kế.

Những nội dung này sẽ có thể được ghi chú lại bằng nhiều dạng tài liệu khác nhau. Chuyên nghiệp nhất là các slide thuyết trình bao gồm nội dung và hình ảnh minh họa. Nhanh gọn hơn là các file dạng viết như PDF, Word, Excel. Tiện nghi và suồng sã hơn có thể chỉ là những gạch đầu dòng ngắn gọn trên Note điện thoại, máy tính… Tuy nhiên với các dự án lớn, Design Brief sẽ được trình bày rất chỉn chu, công phu, với nội dung chặt chẽ.

Design Brief ra đời từ khi nào?

Đến nay vẫn chưa có lời giải đáp về thời điểm ra đời chính xác của Design Brief. Không có một tư liệu nào ghi rõ năm xuất hiện bản Brief đầu tiên trên thế giới. Chỉ biết rằng vào cuối thế kỷ 19, đầu 20, công nghiệp thiết kế ngày một phát triển. Người trong ngành rất sáng kiến ra những công cụ hỗ trợ hiệu quả. Có lẽ Design Brief đã ra đời từ đó, như một công cụ bình thường, đơn giản đến mức không cần thiết phải lưu trữ lại dấu vết.

Mục đích của Design Brief

Design Brief xuất hiện với mục đích làm rõ yêu cầu của khách hàng về một dự án thiết kế. Công cụ này gần như một đề bài kiểm tra dành cho các Designer. Bạn cần hoàn thành những nội dung trong “đề bài” đó. Nếu trả lời được hết, đáp ứng mọi yêu cầu khách đưa ra trong “đề bài”, Designer qua được bài kiểm tra và nhận tiền cho mình. 

Trong nhiều trường hợp, Design Brief có thể “vô tình” là tấm khiên bảo vệ cho Designer. Đặc biệt là với những bản Brief đồ sộ và chuyên nghiệp. Designer có thể dựa vào những nội dung mà khách ghi trong Brief để lên kế hoạch làm việc, đồng thời xác định ranh giới rõ ràng với khách. Ví dụ khách yêu cầu thiết kế logo có màu vàng truyền thống trong Design Brief, bạn chỉ cần lưu tâm đến các sắc vàng trong bảng màu. Bạn không cần mất công sức với quá nhiều sắc màu khác. Nếu khác yêu cầu đổi màu liên tục, hãy yêu cầu họ sửa lại Design Brief cho thật chuyên nghiệp, rồi mới thực hiện.

Design Brief bao gồm những gì?

Những nội dung thường có và nên có trong một Design Brief bao gồm:

  • Tên công ty và thông tin người phụ trách
  • Mô tả dự án: bao gồm sản phẩm cần thực hiện, mục đích ra đời, hoàn cảnh sử dụng.
  • Đối tượng của dự án thiết kế: sản phẩm của dự án hướng đến đối tượng nào? Hay nói cách khác các sản phẩm thiết kế phải thu hút được tập đối tượng nào? Người trẻ tuổi Gen Z năng động, hay người trung niên có thu nhập cao…
  • Yêu cầu cụ thể về thiết kế: bao gồm những sản phẩm gì (một logo hay cả bộ nhận diện thương hiệu? Một chiến dịch gồm các poster, banner, video quảng cáo….), phong cách chủ đạo của thiết kế, yếu tố thẩm mỹ cần lưu ý đến (màu gì, chi tiết cần thêm, chi tiết cần tránh, các biểu tượng nào được khuyến khích?…)
  • Thời gian cần hoàn thành thiết kế.
  • Ngân sách có thể chi trả cho thiết kế.

Những người sẽ cần đến Design Brief

Về phía khách hàng, các đối tượng sẽ quan tâm trực tiếp đến Design Brief bao gồm: khách hàng hoặc chủ đầu tư dự án, các bên liên quan như: bộ phận phòng ban có làm việc với đội ngũ Marketing của khách hàng (ví dụ: phòng kế toán phụ trách trả chi phí thiết kế), khách hàng của chính công ty khách hàng đó…

Về phía đội ngũ thiết kế, những người sẽ cần tham khảo về Design Brief gồm: Designer phụ trách chính cho dự án, các thành viên khác trong nhóm thực hiện như Designer phụ, Account – người giao tiếp chính với khách (nếu có), Chuyên viên Content, trưởng nhóm Thiết kế…

Designer nên làm gì khi nhận một Design Brief?

Điều đầu tiên các Designer cần làm là hãy đọc thật kỹ nội dung trong Design Brief. Qua đó bạn mới hiểu khách cần gì, mình cần làm gì, có thể gặp những khó khăn gì với dự án này. Đồng thời, đừng quên đánh dấu những thông tin bạn chưa hiểu hoặc thấy thiếu sót để trao đổi thêm với khách.

Một điều đặc biệt quan trọng là bạn phải có một cuộc trao đổi với khách hàng, có thể qua gặp mặt trực tiếp hoặc nói chuyện online. Điều này là bắt buộc vì trong nhiều tình huống khách sẽ đưa ra những yêu cầu không hề có trong Design Brief, hoặc khác 180 độ so với nội dung ghi trong đó. Với trường hợp nào bạn cũng nên ghi chú lại và yêu cầu khách xác nhận qua email, hoặc tin nhắn để tránh trường hợp khách lại thay đổi.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Tạm kết

Nếu theo đuổi công việc Designer lâu dài, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít bản Design Brief với muôn hình hài từ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Những hiểu biết nhất định về công cụ này sẽ giúp bạn ít nhiều trong công việc thiết kế, từ việc thương thảo với khách hàng, cho đến việc bảo vệ quyền lợi bản thân. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn!

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.