Định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng cho Gen Z
Thế hệ Gen Z đã và đang dần bước vào độ tuổi lao động. Với những bạn yêu thích hội họa, chắc hẳn các bạn đang tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích của mình. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giới thiệu những lựa chọn mới cho bạn. Đây đều là những công việc thuộc về định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng.
Ngành mỹ thuật ứng dụng là gì?
Mỹ thuật ứng dụng là lĩnh vực cho phép sử dụng các kiến thức nghệ thuật chuyên nghiệp vào thực tế. Trên thực tế thì nghệ thuật có thể giúp ích cho nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Những hoạt động này còn mang đến giá trị kinh tế. Có thể góp phần tạo ra lợi nhuận cũng như thu nhập cho nhiều đối tượng khác nhau.
Vai trò của mỹ thuật ứng dụng
Định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật. Thực tế từ xưa nay cho thấy, rất khó để có nguồn thu nhập tốt nếu chỉ theo đuổi nghệ thuật thuần túy. Không phải ai cũng có thể trở thành một danh họa nổi tiếng. Sự xuất hiện của mỹ thuật ứng dụng mở ra nhiều lựa chọn hơn. Thậm chí còn mang đến một sự nghiệp rực rỡ cho các cá nhân yêu thích mỹ thuật.
Những lĩnh vực phổ biến nhất với mỹ thuật ứng dụng bao gồm: Đồ họa, Thời trang, Nội thất, Thiết kế công nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ hội phát triển trong từng lĩnh vực nhé.
Thiết kế đồ họa (Graphic Design)
Sinh sau đẻ muộn so với nhiều ngành thiết kế khác nhưng Graphic Design đã cho thấy sự phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn. Hầu như bất cứ bạn trẻ nào quan tâm đến mỹ thuật đều biết đến lĩnh vực này.
Công việc chính của Thiết kế đồ họa là làm ra những sản phẩm đẹp mắt. Các sản phẩm sẽ phục vụ mục đích quảng cáo, marketing và truyền thông. Những sản phẩm tiêu biểu là logo, website, banner, poster, brochure, tờ rơi… Các sản phẩm này vừa phải độc đáo, vừa phải đẹp mắt để thu hút sự chú ý của nhiều người. Chính yêu cầu này cho phép người thiết kế sử dụng các kiến thức mỹ thuật để thực hiện công việc.
Với tính phổ biến của mình, Graphic Design chính là công việc đầu tiên nên cân nhắc. Đây là công việc phù hợp cho các bạn trẻ định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng.
Thiết kế thời trang (Fashion Design)
Nói về các công việc cần sử dụng kiến thức mỹ thuật nhiều nhất, không thể không nhắc đến thời trang. Chúng ta luôn có nhu cầu mặc đẹp. Để tạo ra những bộ trang phục đẹp đáp ứng nhu cầu ấy cần đến các nhà thiết kế am hiểu mỹ thuật. Họ sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn để tạo ra những món đồ hài hòa về tỉ lệ, chất liệu, cách kết hợp màu sắc…
Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế thời trang hiện nay khá đa dạng. Các bạn trẻ có thể tìm việc làm thiết kế tại nhiều thương hiệu khác nhau. Những bạn tự tin về tài chính thậm chí có thể tự mở một thương hiệu mới mang phong cách cá nhân.
Thiết kế nội thất (Interior Design)
Cách đây khoảng 5 năm, Thiết kế nội thất chưa phải là cái tên phổ biến trong định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng. Tình thế đã thay đổi. Với sự phát triển của công nghệ mới và nhu cầu thẩm mỹ trong sinh hoạt tăng cao, lĩnh vực này đang đặc biệt Hot. Interior Design cho phép sử dụng kiến thức mỹ thuật trong tạo hình, thiết kế không gian. Những không gian này cần đẹp mắt, có phong cách mà vẫn tiện nghi trong sinh hoạt. Những yêu cầu này tạo điều kiện để người thiết kế thỏa sức sáng tạo trong công việc.
Thiết kế công nghiệp (Industrial Design)
Khái niệm về Thiết kế Công nghiệp vẫn còn khá xa lạ với nhiều bạn trẻ. So sánh với 3 lĩnh vực trên, có lẽ Industrial Design không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ. Tuy nhiên người làm nghề lại cần thông minh trong việc thiết kế cấu trúc, thành phần. Phải làm sao để vừa đảm bảo sản phẩm đó đẹp mắt nhưng vẫn đáp ứng đúng tính năng.
Sản phẩm của Thiết kế công nghiệp rất đa dạng. Có thể là bất cứ món đồ gì mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Từ chiếc xe máy, tủ lạnh, máy hút bụi, thậm chí một món đồ chơi, hoặc cao xa hơn là máy bay hoặc robot… Sự đa dạng này tạo điều kiện để nhà thiết kế sáng tạo và có nhiều trải nghiệm mới.
Lời kết
Như bạn đã thấy, có khá nhiều lựa chọn về định hướng ngành mỹ thuật ứng dụng. Mỗi lĩnh vực nếu trên bao gồm nhiều cơ hội việc làm khác nhau, chia theo sản phẩm hoặc yêu cầu chuyên môn từng lĩnh vực. Hy vọng bài viết đã thắp sáng thêm một cơ hội cho bạn để theo đuổi đam mê về mỹ thuật.