
Giải mã bản chất hai màu đen – trắng và cách ứng dụng trong thiết kế
Bạn nghĩ rằng Đen và Trắng là hai màu bình thường như bao màu sắc khác? Thực tế không phải vậy, và những lầm tưởng này có thể dẫn đến một số sai lầm khá “đau thương” trong thiết kế. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giúp bạn tìm hiểu về bản chất của hai màu sắc đặc biệt này nhé!
Bản chất màu sắc
Trước tiên ta nên tìm hiểu về bản chất chung của tất cả màu sắc ta nhìn thấy. Về khoa học, màu sắc hình thành do quá trình phản xạ và hấp thụ ánh sáng từ những vật thể nhất định. Ví dụ một quả chanh màu vàng vì quả chanh đó đã hấp thụ những ánh sáng màu khác và chỉ phản xạ lại ánh sáng mang sắc thái vàng. Tương tự ta nhìn thấy một chiếc váy màu hồng vì váy hấp thụ hết ánh sáng màu khác, trừ những tia sáng mang màu hồng.
Đen và trắng cũng được tạo thành từ nguyên lý như trên. Tuy nhiên chúng lại có phần đặc biệt hơn.
Bản chất màu đen
Khi một vật thể hấp thụ toàn bộ ánh sáng và không phản xạ một ánh sáng nào, vật thể đó sẽ mang sắc thái đen mà mắt thường ta nhìn thấy. Một trường hợp khác là khi không có ánh sáng chiếu vào, vật thể cũng mang sang thái đen.
Với đặc tính này, Đen thực chất không phải một màu sắc mà chỉ là một trạng thái, sắc thái của vật thể trong những tình huống thiếu phản xạ hoặc thiếu vắng toàn bộ ánh sáng.
Bản chất màu trắng
Đối lập với Đen, Trắng là trạng thái khi có quá nhiều ánh sáng hoặc vật thể phản xạ lại nhiều ánh sáng khác nhau. Những ánh sáng này tổng hòa lại và tạo thành một sắc thái bão hòa dạng Trắng.
Như vậy Trắng cũng không phải một màu sắc cụ thể mà là một sắc thái khi các ánh sáng tổng hòa trộn lẫn vào nhau.
Hiểu được bản chất của màu sắc nói chung, và Đen – Trắng như trên sẽ giúp ích cho bạn trong công việc đòi hỏi tính chuyên môn về thẩm mỹ như thiết kế. Bạn sẽ biết trong những trường hợp nào ta có thể vô tình tạo ra hai sắc thái Đen – Trắng để tận dụng cho các sản phẩm thiết kế.
Cách ứng dụng 2 màu đen – trắng trong thiết kế
Nguyên lý tạo ra Đen – Trắng
Việc tạo thành hai sắc thái Đen – Trắng còn tùy thuộc vào các màu sắc mà bạn sử dụng. Tùy thuộc vào những màu đó là màu Cộng (+) hay Trừ (-) mà cách thức tạo ra 2 sắc thái trên cũng khác biệt.
Màu Cộng
Thường màu Cộng là những màu tạo ra từ ánh sáng kỹ thuật số. Chúng được tạo nên từ các ánh sáng phát ra từ thiết bị công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tiêu biểu như màu sắc hiển thị trên các phần mềm quen thuộc là Photoshop, Illustrator… Màn hình sẽ kết hợp các ánh sáng phát ra để tạo ra những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Vậy màu đen sẽ tạo thành khi không có một ánh sáng nào được phát ra.
Màu Trừ
Màu Trừ là những màu hiển thị trên vật liệu cụ thể qua nguyên lý phản xạ ánh sáng chứ không phải phát ra ánh sáng. Cụ thể là các màu in trên giấy, poster, biển hiệu, đồng phục… Các sắc thái đen hiển thị trên các vật liệu này do không có ánh sáng hoặc không phản xạ ánh sáng.
Cách tận dụng Đen – Trắng trong thiết kế
Mặc dù Đen – Trắng về bản chất không phải màu sắc nhưng chúng vẫn là một phần trong bảng màu của các họa sĩ, nhà thiết kế, và bất cứ ai làm về nghệ thuật thị giác. Hai sắc thái này vẫn cho thấy tầm quan trọng cần thiết cho những sản phẩm mà bạn tạo ra hàng ngày.
Điều quan trọng là bạn hiểu bản chất của Đen – Trắng để tránh những tình huống sử dụng không đúng. Cụ thể nhất là trong in ấn, nhiều nhà thiết kế không hiểu rõ sự khác biệt về hệ màu máy tính và máy in nên dễ in nhầm Đen, thậm chí biến các màu sắc khác thành Đen và Trắng. Một ứng dụng khác của Đen – Trắng cũng rất phổ biến trong thiết kế là kỹ thuật đổ bóng và tạo bố cục. Hầu hết các đường nét tạo hình và thêm độ sống động đều được hình thành từ các sắc Đen – Trắng này. Nếu biết tận dụng tốt, các nhà thiết kế sẽ tạo nên những hiệu ứng đồ họa xuất sắc cho sản phẩm của mình.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Lời kết
Đen và Trắng có thể không quá phổ biến trong thiết kế nhưng vẫn đóng tầm quan trọng nhất định. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bản chất hai sắc thái trên và biết cách tận dụng hơn cho các sản phẩm của mình.