Giải mã Brand Colors – thành phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế không thể thiếu màu sắc. Những bản thiết kế tối giản nhất vẫn cần đến 2 màu cơ bản trắng – đen. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cũng không phải ngoại lệ. Có một khái niệm riêng nói về màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Đó chính là Brand Colors – hay màu sắc thương hiệu. Vậy khái niệm này có nghĩa là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Master Media nhé!
Brand Colors là gì?
Brand Colors là tập hợp những màu sắc được chọn làm màu đặc trưng cho thương hiệu. Những màu này được sử dụng trong các thiết kế tạo hình, tên tuổi, phong cách của thương hiệu, từ logo đến website, biển hiệu, đồng phục nhân viên, sổ bút văn phòng, brochure quảng cáo… tất cả những sản phẩm thuộc về bộ nhận diện thương hiệu.
Giống như màu sắc trong ngoại hình của mỗi con người vậy. Mỗi cá nhân thường yêu thích một số màu nhất định và thường xuyên khoác lên mình những sắc màu ấy, qua đó phần nào thể hiện được hình ảnh, tính cách, phong cách của bản thân. Thương hiệu cũng cần khoác lên mình những sắc màu phù hợp với thông điệp, triết lý và phong cách riêng.
Vai trò của Brand Colors
Có thể bạn chưa biết, màu sắc là một ngôn ngữ hình ảnh với sức mạnh truyền tải nội dung rất hiệu quả. Trong điện ảnh, không ít đạo diễn thể hiện nội dung muốn truyền tải thông qua màu sắc trong từng khung cảnh. Những màu trầm và lạnh sẽ cho cảm giác và ấn tượng gì? Những khung hình chỉ có một sắc màu chủ đạo sẽ cho ra những thông điệp gì…
Màu sắc tiếp tục thể hiện vai trò truyền đạt mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, cụ thể hơn là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Mỗi thương hiệu đều muốn để lại ấn tượng đặc biệt với người xem. Những thương hiệu cũng muốn thể hiện cá tính, trở nên nổi bật so với những đối thủ khác. Màu sắc chính là công cụ nhỏ mà có võ, giúp thương hiệu thể hiện phong cách riêng biệt. Những thương hiệu hướng đến sự năng động, trẻ trung có thể dùng các sắc màu neon tươi sáng rực rỡ. Những công ty lâu đời, hướng đến sự tin cậy có thể cân nhắc các tông màu trầm hoặc trung tính một chút… Màu sắc sẽ hỗ trợ Designer thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tốt theo những chiều hướng như trên. Nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, có chiến lược, Brand Colors còn là một vũ khí mạnh mẽ giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường và gặt hái doanh thu.
Thành phần của Brand Colors
Những thành phần chính của bộ Brand Colors bao gồm:
Màu chủ đạo (Primary Color)
Được chọn là màu sắc chính, sắc màu đại diện và đặc trưng cho thương hiệu. Một Brand Colors có thể bao gồm một hoặc nhiều màu chủ đạo, tuy nhiên không nên quá nhiều nhằm tránh tình trạng bối rối, loạn màu cho tập đối tượng hướng đến. Màu chủ đạo thường bao gồm 1 – 3 màu, con số hợp lý để Designer thỏa sức sáng tạo, đảm bảo tính đa dạng nhưng không làm mất tính nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu.
Màu bổ trợ (Secondary Color)
Đúng như tên gọi, đây là những màu phụ với mục đích sử dụng chính là tôn lên màu chủ đạo. Các màu bổ trợ thường được sử dụng ít hơn màu chủ đạo, có chăng là một chút chấm phá để những chi tiết có màu chủ đạo được nổi bật hơn.
Có thể lấy ví dụ tiêu biểu từ thiết kế thương hiệu công nghệ Xiaomi. Dễ thấy thương hiệu này sử dụng màu cam là màu chủ đạo, với tần số xuất hiện dày đặc và lấn át các sắc màu khác gần như trong mọi thiết kế. Ba màu bổ trợ (Secondary Color) là đen, xám, trắng, những tông màu nhạt dần. Lý giải về thiết kế này, đại diện của Xiao cho hay sắc Cam đại diện cho sự hiện đại, trẻ trung và nhiều năng lượng, đúng với phong cách mà thương hiệu này đang và sẽ theo đuổi. Những màu còn lại thuộc tông trầm hơn được dùng để cân bằng lại màu Cam hơi chói, đồng thời tạo điều kiện để những chi tiết quan trọng khác nổi bật hơn.
Ý nghĩa một số màu sắc phổ biến trong Brand Colors
Màu đỏ: tượng trưng cho sự đam mê, tình yêu, niềm đam mê, tính kích thích. Màu đỏ thường được dùng cho các thương hiệu thể thao, ô tô tốc độ cao, đồ ăn nhanh, nước tăng lực (Coca-Cola, Sting, Ferrari…)
Màu cam: thể hiện sự năng động, hiện đại, tươi mới, trẻ trung. Thường được sử dụng cho những thiết kế về thương hiệu công nghệ, giải trí như Amazon, Xiaomi…
Màu vàng: tính lạc quan, tính sáng tạo, hạnh phúc. Thường xuất hiện trong các thương hiệu về đồ gia dụng, năng lượng, đồ ăn nhanh (McDonald’s, IKEA…)
Màu xanh lá cây: sự tươi mới, gắn liền với thiên nhiên. Mày này thường được sử dụng cho các thương hiệu mỹ phẩm, sản phẩm và thực phẩm hữu cơ (chè Thái Nguyên, Innisfree, Starbucks…)
Màu xanh dương: tính chuyên nghiệp, đáng tin cậy, tính trung thành, truyền thống. Các thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu xanh dương: Facebook, Samsung, MB Bank…
Màu tím: sự bí ẩn, tính sáng tạo, sự sang trọng. Thường xuất hiện trong thiết kế về thương hiệu trang sức, mỹ phẩm, thời trang như Hallmark, Cadbury…
Màu đen: sự bí ẩn, quyền lực, sang trọng. Thường được dùng cho các thương hiệu thời trang cao cấp như Chanel, Dior, Nike…
Màu trắng: sự ngây thơ, đơn giản, sạch sẽ, an toàn. Thường dùng trong thiết kế về thương hiệu chăm sóc sức khỏe, sản phẩm trẻ em, sản phẩm gia đình như Dove, Nestle…
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa
Lời kết
Như bạn đã thấy, Brand Colors có sức mạnh truyền tải nội dung và ấn tượng mạnh mẽ. Hiểu biết và sử dụng khôn khéo Brands Color trong thiết kế nhận diện thương hiệu, bạn sẽ tạo ra những sản phẩm thành công. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn!