Học thiết kế đồ họa và những cơ hội bạn không ngờ đến

Học thiết kế đồ họa và những cơ hội bạn không ngờ đến

Bạn nghĩ rằng học thiết kế đồ họa chỉ có thể làm Graphic Designer? Thực thế thì cơ hội có thể rộng mở hơn rất nhiều. Giữa bối cảnh thị trường việc làm năng động và cởi mở như hiện nay, những kiến thức về thiết kế sẽ mang đến những vị trí “lấn sân” và cơ hội thăng tiến cho bất cứ ai. Hãy cùng tìm hiểu thêm với Master Media nhé!

Hiểu đúng về định nghĩa học thiết kế đồ họa

Nhiều bạn hình dung học thiết kế đồ họa giống như học cách sử dụng phần mềm như Photoshop, Adobe Illustrator để tạo ra các hình ảnh đẹp đẽ. Thực ra kiến thức về thiết kế đồ họa rộng lớn hơn rất nhiều. Hệ thống kiến thức bao gồm: mỹ thuật cơ bản, kiến thức chuyên môn thiết kế, và các phần mềm sử dụng trong thiết kế. Mục đích cuối cùng là giúp bạn xây dựng những tư duy cốt lõi sau:

  • Tư duy thẩm mỹ: nâng cao gu thẩm mỹ và tạo ra được cái đẹp.
  • Tư duy sáng tạo: luôn cho ra ý tưởng mới mẻ, không rập khuôn.
  • Tư duy thiết kế: đưa ra những giải pháp cho yêu cầu thiết kế của khách hàng. Ví dụ, đơn giản như yêu cầu tạo ra một chiếc tờ rơi về chương trình giảm giá, hay phức tạp hơn là yêu cầu về một bộ nhận diện hoàn toàn mới (logo, website, đồng phục nhân viên, catalogue…) đúng phong cách thương hiệu.

Những tư duy nói trên không chỉ có ích cho công việc thiết kế đồ họa. Rất nhiều công việc khác ngành nghề cần đến bộ “combo” tư duy vô cùng quý giá này. Thực tế đó mở ra không ít cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp cho bất cứ ai học về thiết kế đồ họa.

Xem thêm: Lộ trình phát triển nghề thiết kế đồ hoạ

Những cơ hội mở ra từ học thiết kế đồ họa

Cơ hội lên vị trí cấp cao

Điều đầu tiên bạn có được khi nghiêm túc theo học thiết kế đồ họa chính là những cơ hội thăng tiến lâu dài trong lĩnh vực này. Những người làm thiết kế sẽ theo lộ trình từ Junior (kinh nghiệm dưới 5 năm) lên Senior (từ 5 – 7 năm và chuyên kèm cặp, quản lý Junior). Tùy vào năng lực, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Leader, và lâu dài là Art Director và Creative Director. 

Art Director (Giám đốc nghệ thuật) và Creative Director (Giám đốc sáng tạo) là hai vị trí đỉnh cao mà bất cứ ai trong ngành thiết kế đều có thể hướng đến. Hai vị trí này sẽ quản lý một đội ngũ sáng tạo lớn, đứng đầu những dự án sáng tạo với kinh phí không nhỏ. Họ thường làm việc tại các agency sáng tạo, các nhà xuất bản, tạp chí, công ty truyền thông.

Một định hướng phát triển khác mà nhiều Graphic Designer hướng đến là tập trung vào giảng dạy. Các nhà thiết kế với chuyên môn tốt, kỹ năng giảng dạy tốt có thể làm Giảng viên tại những cơ sở, học viện đào tạo thiết kế. Thậm chí họ có thể tự mở lớp, trung tâm về thiết kế, hoặc là Giám đốc học thuật cho những trung tâm này. Một định hướng về chuyên môn không hề tệ cho các bạn làm Designer chuyên nghiệp.

Cơ hội lấn sân những vị trí siêu độc lạ

Một điểm hay của ngành sáng tạo là sự cởi mở giữa các ngành nhỏ với nhau. Học về thiết kế đồ họa cũng cho bạn cơ hội “lấn sân” sang những ngành sáng tạo khác. Có những công việc rất hay ho mà các bạn hoàn toàn có thể thử sức. 

Ví dụ như vị trí Thiết kế sân khấu (Stage Design) chuyên lên ý tưởng, tạo hình và xây dựng những bối cảnh sân khấu biểu diễn cho các nghệ sĩ. Hoặc như nghề Food Stylist, một ngạch nhỏ của Photography. Công việc này phụ trách phần trang trí, bày biện đồ ăn theo chủ đề nhất định và hướng dẫn chụp ảnh để tạo ra những khung hình quảng cáo hấp dẫn cho các thương hiệu nhà hàng. Một vị trí khác cũng độc đáo không kém là Television Graphic – hay Đồ họa truyền hình. Công việc này phụ trách sáng tạo và thực hiện ý tưởng về các hình ảnh đồ họa chuyên trình chiếu trên những chương trình truyền hình. Nghe thật ngầu đúng không nào? Bạn sẽ có cơ hội thử sức những vị trí trên nếu học về thiết kế đồ họa đó!

Những người trái ngành đi học thiết kế

Anh em trong giới thiết kế thường có câu đùa vui: sợ có ngày thất nghiệp vì người người nhà nhà ai cũng đang học làm thiết kế. Thực tế thì còn lâu giới Design chuyên nghiệp mới thất nghiệp nổi. Tuy nhiên chuyện người người nhà nhà đi học về thiết kế là đúng. Đơn giản vì không ít người dù trái ngành nghề đã nhận ra lợi ích không hề nhỏ nếu học về lĩnh vực này. Dân Marketing biết Design sẽ chủ động hơn rất nhiều khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo Marketing cho thương hiệu.

Họ hiểu biết hơn, đưa ra những yêu cầu chuyên nghiệp hơn về thiết kế khi tìm gặp những agency thiết kế chuyên nghiệp. Bản thân họ cũng có thể tự thiết kế những sản phẩm đơn giản cho các dự án giản đơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều. Một số thậm chí còn mạnh bạo hơn khi tự start-up và tự thiết kế luôn cho thương hiệu nhỏ bé của mình. 

Riêng với các vị trí content creator – hay các nhà sáng tạo nội dung thì không cần bàn. Học về thiết kế giúp các bạn tự nâng giá trị bản thân hơn rất nhiều. Thay vì chỉ viết content, các bạn có thể tự làm ảnh chuyên nghiệp. Mặc dù không quá pro như dân Design chuyên nghiệp nhưng cũng không còn cảnh phụ thuộc 100%. Những bạn chắc tay còn có thể tự mình cân hết cả ảnh và content. Từ đó mà cơ hội kiếm các vị trí ngon nghẻ, thu nhập cao càng gia tăng. Như vậy cớ gì mà không học thêm về thiết kế nếu có chút rảnh rang?

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Tạm kết

Như bạn thấy đó, học thiết kế đồ họa đâu chỉ để trở thành một nhà thiết kế đồ họa. Những kiến thức siêu quý giá từ lĩnh vực này sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển khác nhau. Vậy nên nếu bạn muốn trau dồi thêm năng lực cho bản thân, đừng quên thêm lĩnh vực này vào danh sách “To-do List” của mình nhé!

 

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.