Khám phá về Mascot – Thiết kế linh vật thương hiệu
Bạn có nhớ chú cú xanh thân thiện mà “cáu kỉnh” của Duo Lingo? Nàng tiên cá mỉm cười hiền từ của Starbuck, hay chiếc khăn siêu dễ thương La”eeb của World Cup 2022? Đó đều là những cái tên siêu nổi tiếng về Mascot, một thiết kế rất phổ biến trong Marketing. Vậy mục đích của Mascot là gì và khi nào nên sử dụng Mascot? Hãy tìm hiểu ngay cùng Master Media nhé!
Mascot là gì?
Mascot bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp Mascotte mang nghĩa bùa may mắn. Khái niệm này còn có tên gọi khác là linh vật thương hiệu. Các Mascot thường là một nhân vật, động vật, hay đồ vật được thiết kế để đại diện cho phong cách của một thương hiệu, tổ chức, hay cộng đồng. Những Mascot này được nhân hóa lên với tạo hình sống động, những biểu cảm, cử chỉ rất tự nhiên.
Mục đích ra đời của Mascot là gì?
Tìm hiểu về Mascot, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc Mascot sinh ra để làm gì? Mục đích ra đời của những nhân vật, con thú hay đồ vật ảo này là gì đây? Là một khái niệm về Marketing, lẽ dĩ nhiên mục đích của Mascot là để phục vụ cho hoạt động Marketing. Vẫn là bài toán về cách thức tiếp cận tập khách hàng tiềm năng. Làm sao để dễ thu hút, thậm chí là tạo cảm tình với khách hàng – những con người xa lạ mà không tốn nhiều công sức? Câu trả lời vẫn là hình ảnh.
Những hình ảnh qua thiết kế phẳng như tờ rơi, standee, poster… chỉ mang tính tức thời hay ngắn hạn. Các tổ chức hay thương hiệu cần một cái gì đó dài hơi hơn, chân thực hơn, gần gũi hơn về cả mặt tinh thần lẫn tiếp xúc về vật lý với khách hàng. Vậy sao không sinh ra một nhân vật ảo biết hỉ nộ ái ố, mang đầy đủ nét tính cách của thương hiệu, để nhân vật ấy chủ động “làm quen” với các khách hàng? Mascot đã ra đời với sứ mệnh cao cả đó. Các linh vật thương hiệu này mang linh hồn của cả một thương hiệu. Chúng được thiết kế với hình hài, cử chỉ, biểu cảm chân thực và xuất hiện ở mọi nguồn kênh, hình thức có thể để thay mặt thương hiệu kết nối với khách hàng.
Ý nghĩa của Mascot
Lợi ích của linh vật trong chiến lược xây dựng thương hiệu rất rõ ràng. Linh vật đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và tất cả chúng ta đều quen thuộc với một số linh vật mang tính biểu tượng nhất, chẳng hạn như Đại tá Sanders từ KFC, Chuột Mickey từ Disney, robot màu xanh lá cây trong Android, chú chim xanh lam trong Duolingo và nhiều linh vật khác có thể tìm thấy ở bất cứ đâu.
Thiết kế linh vật có tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và các giá trị văn hóa, xã hội của từng khu vực nói riêng. Ảnh hưởng của họ sâu sắc đến mức họ đã trở thành một yếu tố không thể thay thế trong văn hóa đại chúng, và hàng trăm người trong số họ tồn tại mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra. Vậy bạn có biết lợi ích mà các thương hiệu nhận được khi áp dụng thiết kế linh vật vào quá trình xây dựng thương hiệu của mình là gì?
Thiết lập liên kết cảm xúc với khách hàng tiềm năng
Theo một nghiên cứu của Technicolor Creative Studio vào ngày 22 tháng 9 năm 2021, linh vật hoặc nhân vật của thương hiệu có thể tăng lợi nhuận và kết nối cảm xúc với khách hàng lên tới 41%. Con số này chứng tỏ linh vật là xu hướng trong tương lai vì chúng là một cách tuyệt vời để tạo sự kết nối với khách hàng của thương hiệu.
Ngày nay, các chiến dịch cộng đồng, ra mắt và truyền thông xã hội rất được giới trẻ ưa chuộng. Vì vậy, việc thiết kế linh vật cho thương hiệu cho những sự kiện này sẽ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và thu hút họ trở thành những khách hàng tiềm năng.
Xây dựng tính cách thương hiệu độc đáo, dễ nhận biết
Thiết kế linh vật mang lại sự độc đáo cho thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết hơn giữa các thương hiệu cạnh tranh. Theo Disney, năm 2008, linh vật của họ (Chuột Mickey) có tỷ lệ nhận biết là 98% ở trẻ em từ 3-11 tuổi.
Nhờ di truyền từ tổ tiên, bộ não con người có thể dễ dàng cảm nhận được hình ảnh hơn là văn bản, và thiết kế linh vật là một trong những hình ảnh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và đáng nhớ nhất. Linh vật được đầu tư tỉ mỉ giúp thương hiệu xây dựng nên những cá tính độc đáo và dễ dàng nhận biết. Khi một thương hiệu quảng bá linh vật của mình một cách chính xác, nó sẽ tăng giá trị nhận diện và củng cố thông điệp của thương hiệu.
Storytelling
Thiết kế linh vật cũng được áp dụng trong StoryTelling. Kể chuyện là một phương pháp tiếp thị phổ biến được sử dụng hiện nay. StoryTelling là thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp sáng tạo nội dung sáng tạo xoay quanh một sản phẩm. Xây dựng câu chuyện hấp dẫn để thu hút khách hàng. Linh vật phản ánh tinh thần của thương hiệu, nó dễ dàng kết nối với khán giả, truyền tải câu chuyện của thương hiệu.
So với logo, banner quảng cáo, thiết kế linh vật có khả năng truyền thông tốt hơn. Khuôn mặt, cử chỉ, giọng nói, hành động của linh vật càng thu hút khán giả hơn. Khách hàng có nhiều khả năng ghi nhớ và nhớ lại câu chuyện của thương hiệu từ một linh vật hơn là từ các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.
Lợi ích của linh vật trong chiến lược xây dựng thương hiệu rất rõ ràng. Linh vật đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và tất cả chúng ta đều quen thuộc với một số linh vật mang tính biểu tượng nhất, chẳng hạn như Đại tá Sanders từ KFC, Chuột Mickey từ Disney, robot màu xanh lá cây trong Android, chú chim xanh lam trong Duolingo và nhiều linh vật khác có thể tìm thấy ở bất cứ đâu.
Những phong cách Mascot thường gặp
Mascot nhân vật
Mascot nhân vật là những thiết kế linh vật thương hiệu mô phỏng hình ảnh con người. Những nhân vật Mascot này sẽ mang tính cách, phong cách đặc trưng cho thương hiệu, hay sự kiện cụ thể. Ví dụ điển hình là Mascot nhân vật đại tá Sanders của KFC, chính là người sáng lập của thương hiệu đồ ăn nhanh này. Nhân vật này luôn xuất hiện với nụ cười thân thiện, hiền từ, gần gũi cùng chiếc tạp dề đỏ trứ danh. Giống như một thành viên trong gia đình luôn sẵn sàng bên căn bếp để phục vụ đồ ăn cho mọi người.
Mascot động vật
Thay vì mô phỏng hình ảnh con người, Mascot động vật sẽ được thiết kế dựa trên một con vật từ thực tế hoặc trong trí tưởng tượng. Phong cách này khá được ưa chuộng so với Mascot nhân vật vì tránh được những rủi ro về phân biệt chủng tộc, miệt thị ngoại hình trong thiết kế. Các thiết kế từ động vật cũng dễ gây cảm tình với người ngoài vì tính vô hại, sự đáng yêu. Ví dụ các linh vật như Cú xanh của Duo Lingo, Trâu vàng của Sea Games 2003, hay Chuột Mickey của Walt Disney.
Mascot đồ vật
Mascot đồ vật sẽ lấy cảm hứng từ một đồ vật cụ thể, biến hóa thành một nhân vật đại diện cho thương hiệu, tổ chức, sự kiện. Đây thường là một đồ vật rất đặc trưng, có tính biểu tượng cao. Tiêu biểu là thiết kế Mascot La”eeb của World Cup 2022. La”eeb được lấy cảm hứng từ chiếc khăn đội đầu của người đàn ông Ả Rập. Chiếc khăn chính là biểu tượng đặc trưng cho văn hóa tại Ả Rập, quốc gia đăng cai World Cup 2022.
Khi nào nên sử dụng Mascot?
Mascot là hình thức Marketing rất hiệu quả. Các linh vật thương hiệu dễ tiếp cận với khách hàng mà không tốn nhiều công sức để biểu đạt. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng Mascot.
Các linh vật thương hiệu sẽ cần chi phí và thời gian để thiết kế. “Tuổi thọ” của một Mascot cần ít nhất hơn một tháng, bởi vậy hình thức Marketing này chỉ phù hợp cho các chiến dịch và sự kiện đặc biệt quan trọng, có khoảng thời gian là hơn 1 tháng. Bên cạnh đó, Mascot là một linh vật ảo, có tính biểu tượng. Bởi vậy chúng cần được thiết kế đặc biệt khéo léo để tránh các yếu tố nhạy cảm như phân biệt chủng tộc, miệt thị ngoại hình, hay thậm chí xúc phạm văn hóa. Không nên dùng Mascot cho những chiến dịch Marketing về những nội dung liên quan đến các yếu tố chủng tộc, ngoại hình, văn hóa, hay bất cứ chủ đề nhạy cảm như trên.
Bên cạnh đó, không phải thương hiệu nào cũng phù hợp để dùng Mascot. Các thương hiệu về mỹ phẩm, thời trang thường không dùng linh vật. Sản phẩm của các thương hiệu này cần được mô phỏng về hiệu quả, trải nghiệm thực tế. Ví dụ sản phẩm trắng da cần mô phỏng da trắng sáng như nào. Hay dầu gội làm mượt tóc cần cho khách thấy độ óng ả mượt mà trên một bộ tóc thật. Đây là những hiệu ứng rất khó mô phỏng trên Mascot.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Tạm kết
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về Mascot, mục đích sử dụng và những phong cách Mascot tiêu biểu nhất. Thiết kế Mascot cũng là một phần công việc của các Designer. Những hiểu biết về loại hình Marketing này sẽ giúp ích ít nhiều cho công việc sáng tạo của bạn.