Những nguyên lý thị giác giúp việc thiết kế “dễ thở” hơn

Những nguyên lý thị giác giúp việc thiết kế “dễ thở” hơn

Bạn đang cảm thấy “bí” ý tưởng và đau đầu vì mãi chưa tạo ra được một thiết kế ưng ý? Đừng lo lắng, chìa khóa để “phù phép” cho những tác phẩm thị giác nằm ngay trong những nguyên lý thị giác cơ bản mà mọi designer chuyên nghiệp đều nắm vững. Nếu bạn chịu khó khám phá và thực hành, những “bí kíp” tưởng chừng quen thuộc này sẽ giúp công việc thiết kế của bạn trở nên trôi chảy và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Nguyên lý phân cấp (Hierarchy)

Nguyên lý phân cấp sẽ ưu tiên sắp xếp nội dung theo mức độ quan trọng. Những nội dung quan trọng nhất được thiết kế nổi bật qua kích thước lớn, màu sắc sử dụng, vị trí cũng thường ở trung tâm nhằm thu hút sự chú ý. Nhờ vậy thiết kế dễ dàng điều hướng người xem chú ý đến nội dung này trước tiên. 

Nguyên lý cân bằng (Balance)

Đúng như tên gọi, nguyên lý cân bằng sẽ đảm bảo mọi yếu tố trong thiết kế được sắp xếp sao cho mang đến cảm giác cân bằng và hài hòa nhất. Nguyên lý này được chia thành hai dạng là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Ở cả hai dạng này, bản thiết kế được chia làm đôi qua một trục trung tâm.

Với cân bằng đối xứng, các yếu tố thiết kế được phân chia và sắp xếp đồng đều nhau qua trục. Từ số lượng, vị trí cho đến hình dáng của các yếu tố đều đồng đều và giống nhau thông qua trục trung tâm đó. Ngược lại, cân bằng bất đối xứng không đảm bảo sự đồng đều ở nhiều khía cạnh như trên qua trục. Tuy nhiên các yếu tố sẽ đảm bảo đạt đối xứng ít nhất một khía cạnh và vẫn duy trì tính cân bằng cho thiết kế.

Nguyên lý căn lề (Alignment)

Các thiết kế đẹp mắt và đề cao tính hệ thống, rõ ràng cần tuân theo nguyên lý căn lề trong thiết kế. Cụ thể, các yếu tố trong bản thiết kế nên được sắp xếp theo một trật tự nhất định giúp người xem dễ theo dõi hơn. Các cách căn lề phổ biến gồm lề trái, phải, căn giữa và cách đều hai bên. 

Nguyên lý nhấn mạnh (Emphasis)

Trong nguyên lý nhấn mạnh, nhà thiết kế cần xác định một khía cạnh nên được làm nổi bật nhất để thu hút người xem. Khía cạnh đó có thể là kích thước, vị trí, màu sắc, hình dạng, hay không gian bao quanh. Ví dụ bạn muốn tạo dấu ấn cho thiết kế qua chữ viết (typography). Bạn có thể tìm dạng typo có hình dáng độc đáo và lạ mắt nhất để nhấn mạnh vào chữ viết. Ở đây khía cạnh bạn chọn để tạo dấu ấn là hình dáng.

Nguyên lý không gian âm (White Space)

Không gian âm là phần khoảng trống, hay khoảng trắng trong bản thiết kế. Điều chỉnh không gian âm phù hợp cũng là một cách để bản thiết kế của bạn trông đẹp mắt hơn. Thiết kế quá ít không gian âm dễ bị rối mắt và tạo cảm giác khó chịu. Nếu điều chỉnh khoảng không gian âm từ việc giãn cách dòng, hay tạo khoảng cách hợp lý giữa các vùng thiết kế thì thiết kế của bạn trông sẽ đẹp mắt hơn. Qua đó người xem cũng dễ dàng tập trung vào những nội dung quan trọng trong thiết kế.

Nguyên lý tương phản (Contrast)

Nguyên lý tương phản bao gồm sử dụng những yếu tố khác biệt, thậm chí đối lập nhau nhằm tạo điểm nhấn cho bản thiết kế. Những khía cạnh thường được áp dụng nguyên lý tương phản là kích thước, màu sắc, hoặc hình dáng của các yếu tố thiết kế. Ví dụ bạn có thể tạo điểm nhấn bằng cách sắp xếp các hình ảnh to và bé đặt cạnh nhau. Các dòng chữ trong thiết kế có thể theo hai tông màu tương phản, hoặc hai sắc thái đậm nhạt. Tuy nhiên nên lưu ý tiết chế khi áp dụng nguyên lý này để tránh thiết kế bị rối mắt và gây khó chịu cho người xem.

Nguyên lý lặp lại (Repetition)

Một cách khác để tạo nét đặc biệt cho thiết kế là lặp lại một số chi tiết nhất định để người xem ấn tượng và ghi nhớ. Yếu tố được chọn để lặp lại có thể là một hình ảnh, biểu tượng, hay đơn giản một cụm từ được sử dụng nhiều lần trong thiết kế đó. Cũng nên lưu ý rằng cần lựa chọn yếu tố phù hợp nhất và số lần lặp lại không quá nhiều để bản thiết kế được cân bằng.

Nguyên lý kế cận (Proximity)

Trong nguyên lý kế cận, những yếu tố có liên quan đến nhau được sắp xếp gần nhau để tạo ra mối liên hệ. Nhờ vậy người xem tiện theo dõi và phân biệt được các vùng thông tin. Ví dụ, một poster phim thường chia thành hai phần. Một phần tập trung hình ảnh nổi bật của phim và tên phim. Phần còn lại là những thông tin về dàn diễn viên, đạo diễn, hãng phim sản xuất.

Nguyên lý chuyển động (Movement)

Designer có thể sắp xếp vị trí các yếu tố thiết kế để tạo hiệu ứng chuyển động và hướng dẫn người xem cách đọc thông tin. Cách phổ biến nhất là sắp xếp theo cấu trúc chữ Z, trong đó người xem đọc nội dung từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Bạn có thể dùng những biểu tượng và hình ảnh điều hướng như hình mũi tên, đường gạch ngang hoặc gạch dọc, gạch chéo…

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Lời kết

Thiết kế sẽ không còn quá khó khăn nếu bạn nắm vững kiến thức cơ bản. Những nguyên lý thị giác trên chính là một trong những vùng kiến thức mà designer nên thuộc nằm lòng để giải quyết các bài toán thiết kế. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những nội dung có ích cho bạn!

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: