Quy trình thiết kế đồ họa mà DESIGNER nhất định phải biết

Quy trình thiết kế đồ họa mà DESIGNER nhất định phải biết

Khi thiết kế, để tạo ra sản phẩm thiết kế đồ họa hoàn chỉnh cho một dự án, các designer không chỉ đơn thuần làm việc trên máy tính mà còn phải trải qua nhiều quy trình phức tạp. Vậy để mọi người hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế đồ họa, Master Media Academy đã tổng hợp chi tiết 4 giai đoạn thiết kế đồ họa hiệu quả và chuyên nghiệp mà các designer nào cũng cần phải biết.

Thử thách ngành Game Design
Thử thách ngành Game Design

 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Nhận và đọc kỹ bản Creative Brief: Đây là một tài liệu cực kỳ quan trọng mà Designer nhất định phải có trong tay đầu tiên và phải khai thác, phác thảo chiến lược cẩn thận từ các thông tin mà khách hàng cung cấp như:

  • Mục đích của sản phẩm;
  • Đối tượng mục tiêu;
  • Phân khúc thị trường;
  • Yêu cầu về sản phẩm;
  • Câu chuyện, thông điệp muốn truyền tải; 
  • Các thông tin quan trọng khác.

Xác định và đánh giá phạm vi dự án: Sau khi tiếp nhận bản brief, các Designer sẽ phân tích, đánh giá các thông tin và phản hồi lại với khách hàng về độ khả thi của dự án, Phối hợp cùng khách hàng để thống nhất ý kiến để có một bản brief hoàn chỉnh, đồng thời điều phối nguồn lực cần có để triển khai dự án.

Bước 2: Nghiên cứu thông tin 

Bước tiếp theo của quy trình thiết kế đồ họa là thu thập các thông tin về khách hàng, sau đó tiến hành phân tích các thông số, số liệu đó để hình thành những thông tin định hướng toàn bộ thiết kế dự án Thiết kế đồ họa. 

Nghiên cứu thị trường: Các graphic designer cần phải thu thập thông tin liên quan đến 2 đối tượng chính là khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

  • Kiểm tra dữ liệu: Hiển thị hình ảnh thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số như: Website, Facebook, Instagram, Youtube,…Các bài báo, phỏng vấn liên quan, đề cập đến thương hiệu;
  • Xác định đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu cách họ tiếp cận khách hàng, xác định điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ hoặc sản phẩm của đối thủ, 
  • Kiểm tra bộ nhận diện thương hiệu (logo, hình ảnh quảng cáo, văn phòng phẩm,…) đã thiết kế của thương hiệu;…

Phân tích Brief: Các Graphic designer cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ yêu cầu, thông tin trong bản brief, nắm vững được thông điệp và mục tiêu sản phẩm, đối tượng để định hướng thiết kế.

Bước 3: Triển khai ý tưởng thiết kế

Khi thực hiện một dự án Thiết kế đồ họa, hoạt động mood boarding sẽ là hoạt động điều hướng trực quan cho dự án đó. Các Designer cần nắm vững ý tưởng và cảm xúc từ moodboard, xác định các yếu tố quan trọng, phương tiện, màu sắc, kiểu chữ và hình ảnh của thiết kế. Ngoài ra các nhà thiết kế đồ họa cũng cần phải lưu ý các chi tiết như biểu đồ, nhãn dán, icon chính xác và kết nối các tư liệu với nhau để dễ dàng hơn cho việc truy xuất thông tin sau này.

Bước 4: Vẽ phác thảo ý tưởng 

Vẽ Sketching là quá trình vẽ thô, phác thảo bản vẽ chì hoặc vẽ màu để diễn đạt ý tưởng của đối tượng thiết kế, đây bước đệm quan trọng mà các Designer sẽ thực hiện trước khi bắt tay vào  thiết kế. 

Bước 5: Phát triển thiết kế 

Sau khi hoàn vẽ phác thảo, bác bản vẽ sẽ được gửi đến khách hàng để lựa chọn ra bản thiết kế hài lòng với kết quả. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng và điều chỉnh thiết kế cho phù hợp nhất.

Sau khi lựa chọn được bản thiết kế, các Designer sẽ sử dụng tư duy thiết kế và các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Illustrator, Adobe Creative Cloud hoặc Photoshop… để tiến hành thiết kế hoàn thành dự án và hài lòng khách hàng.

Bước 6: Tinh chỉnh thiết kế 

Sau triển khai và phát triển các thiết kế, designer sẽ hoàn thiện thiết kế của mình thành một bản trình bày phù hợp với khách hàng. Mục tiêu của quá trình này giúp làm cho thiết kế trở nên hoàn thiện hơn, tối ưu hơn và đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của mục tiêu của dự án, tạo ra một sản phẩm thiết kế đồ họa mà khách hàng yêu thích! 

Bước 7: Trình bày thiết kế 

Các designer sẽ trình bày tác phẩm thiết kế đồ họa của mình trước khách hàng. Một bản thiết kế trình bày bắt mắt, sống động, có khả năng truyền tải câu chuyện, ý nghĩa đằng sau thiết kế thì chắc chắn khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn và duyệt bản thiết kế sẽ cao hơn.

Bước 8: Chỉnh sửa thiết kế 

Khi đã hoàn thành việc trình bày thiết kế, designer sẽ nhận phản hồi từ khách hàng, đây sẽ là giai đoạn nhiều designer đau đầu khi vừa phải chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng vừa bảo vệ quan điểm thiết kế. Ở giai đoạn này, nhà thiết kế cần có sự linh hoạt, nhẫn nại và khả năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng và tránh các mâu thuẫn phát sinh vì bất đồng quan điểm. Cuối cùng, các designer dựa vào những yêu cầu đó để chỉnh sửa các chi tiết thiết kế cho đến khi 2 bên đều cảm thấy hài lòng và thỏa đáng.

Bước 9: Chuyển giao sản phẩm

Tùy vào mỗi dự án khác nhau, designer có thể gửi trực tiếp sản phẩm tới khách hàng hoặc chuyển giao đến bộ phận in ấn, phòng Marketing của doanh nghiệp.

Trên đây là các bước trong quy trình Thiết kế đồ họa hiệu quả và chuyên nghiệp mà các designer nào cũng cần phải biết khi thực hiện triển khai dự án. Hãy theo dõi Master Media Academy để cập nhật nhiều hơn các bài viết chia sẻ bổ ích bạn nhé!

Tác giả

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và 3D game, tôi đã đồng hành cùng nhiều dự án lớn nhỏ. Từ những nhân vật sống động cho đến những cảnh quan tuyệt đẹp, tôi đều tạo ra bằng cả trái tim. "Biến ý tưởng thành hiện thực, đó là đam mê của tôi!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.