Style Art là gì? Điểm danh 5 Style Art phổ biến trong game 3D hiện nay
Style Art là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người làm trong ngành game 3D. Tuy nhiên, với những người đang chập chững bước chân vào ngành lại thấy khá xa lạ. Khái niệm này thực chất là gì? Chúng có phổ biến và cần thiết trong công việc hay không. Để giải đáp điều này hãy cùng Master Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Style Art là gì?
Style Art hay còn gọi là phong cách nghệ thuật, là yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế game. Chúng ảnh hưởng phần lớn đến thiết kế, thẩm mỹ và trải nghiệm người chơi. Có thể nói, Style Art không chỉ tiếp cận với người chơi qua thị giác còn ảnh hưởng nhiều bởi những câu chuyện được tạo nên.
Hiểu đơn giản thì Style Art chính là hình thức bên ngoài của một game 3D. Tùy theo màu sắc, chất liệu sẽ mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người chơi. Ví dụ những game kinh dị muốn làm người xem có cảm giác rùng mình, sợ hãi sẽ chọn tone màu tối, chi tiết rùng rợn và ngược lại, game cho trẻ nhỏ thường có màu sắc tươi sáng, ấm áp, thoải mái.
5 Style art phổ biến hiện nay
Tùy từng tựa game và mục đích của nhà phát triển mà người làm game có thể lựa chọn các Style Art khác nhau. Trong bài viết này, Master Media đã tổng hợp một số Style Art phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho các tựa game của mình.
Phong cách hiện thực – Realistic
Phong cách đầu tiên và được nhiều người làm game ưa chuộng hiện nay chính là Realistic. Đây là phong cách hiện thực, mô phỏng các đối tượng, nhân vật, môi trường trong game giống với đời thực nhất. Mục đích của Style Art này là mang đến trải nghiệm thị giác chân thật nhất cho người dùng. Họ sẽ không có cảm giác đang bước vào thế giới ảo.
Đặc điểm của phong cách Realistic là mọi yếu tố cần làm giống thực tế nhất. Bao gồm ánh sáng, bóng đổ, kết cấu, bề mặt đều dựa trên những gì có thực ngoài đời. Một số tựa game đi theo phong cách hiện thực có thể kể đến như Red Dead Redemption 2, Call of Duty: Modern Warfare.
Phong cách nghệ thuật hóa – Stylized
Style Art tiếp theo Master Media muốn giới thiệu đến bạn chính là phong cách nghệ thuật hóa – Stylized. Đây là phong cách có hình ảnh và nhân vật không nhất thiết giống với thực tế. Người làm game có thể thoải mái sáng tạo hình ảnh thông qua các điểm nhấn, màu sắc, nghệ thuật độc đáo.
Thậm chí một số nhà làm game trẻ muốn tăng sự khác biệt có đưa nhiều yếu tố bất ngờ vào game. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật hóa là giúp tựa game nổi bật hơn, tạo sự khác biệt so với những game khác trên thị trường. Fortnite, World of Warcraft là những game đang đi theo phong cách này.
Phong cách bán thực – Semi-Realistic
Nếu đã có phong cách hiện thực chắc chắn sẽ có phong cách bán thực – Semi-Realistic. Phong cách này là sự kết hợp giữa phong cách hiện thực và cách điệu hóa, tạo ra thế giới game vừa có tính chân thực, vừa có tính nghệ thuật.
Đặc điểm của phong cách bán thực là giữ lại nhiều chi tiết và đặc điểm thực tế, đồng thời đan xen những yếu tố khác với tính nghệ thuật cao để tăng hiệu quả về mặt thị giác. Các nhà làm game hiện nay khá thích phong cách Style Art này. Chúng vừa giúp hình ảnh trong game đẹp, vừa giúp người chơi cảm thấy thích thú. Một số tựa game theo đuổi phong cách bán thực được kể đến như Final Fantasy XV, Horizon Zero Dawn.
Phong cách vẽ tay – Handpaint
Một phong cách Style Art tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là Handpaint. Đây là phong cách vẽ tay, sử dụng các texture được vẽ thủ công, có tính nghệ thuật cao. Thay vì dùng các hình ảnh, chất liệu thực tế thì nhà làm game sẽ tự vẽ tay các nhân vật.
Đặc điểm của phong cách Handpaint chính là sự khác biệt của đường nét, màu sắc, chi tiết đều giống những bức tranh minh họa. Người chơi sẽ có cảm giác đơn giản nhưng lại vô cùng cuốn hút. Một số tựa game đang ứng dụng phong cách vẽ tay có thể kể đến như League of Legends, Torchlight II.
Phong cách Nhật Bản – Anime
Anime là phong cách được lấy cảm hứng từ những hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản. Các nhân vật trong game sẽ được vẽ với đôi mắt to, sắc sảo, điểm nhấn tập trung vào biểu cảm khuôn mặt và cảm xúc. Style Art này không chỉ phổ biến trong hoạt hình mà được ứng dụng vào rất nhiều tựa game hiện nay, đặc biệt với các game đến từ Nhật Bản.
Học thiết kế nhân vật theo các Style Art trong game không phải quá khó nhưng cần phân biệt rõ định nghĩa các phong cách để tránh tình trạng nhầm lẫn. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm đơn vị dạy học uy tín hãy đến ngay Master Media. Đây là Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản.
Tại Master Media có đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp giáo trình dạy phù hợp xu hướng hiện nay giúp bạn nhanh chóng nắm vững kiến thức, triển khai công việc. Truy cập ngay website mastermedia.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn mọi lúc mọi nơi.