Thiết kế đồ họa in ấn là gì? Những điều cần biết cho designer

Thiết kế đồ họa in ấn là gì? Những điều cần biết cho designer

Nếu đã theo đuổi Thiết kế đồ họa, chắc chắn bạn sẽ cần học về Thiết kế đồ họa in ấn. Qua tên gọi chắc hẳn bạn có thể hiểu ngành học này sẽ về những thiết kế in ấn. Tuy nhiên cụ thể những thiết kế đồ họa in ấn này là gì, cần chú ý những gì khi học và làm trong ngành? Thậm chí cơ hội việc làm của ngành này có nhiều và đa dạng hay không? Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giúp bạn lần lượt giải đáp những câu hỏi trên.

Thiết kế đồ họa in ấn là gì?

Thiết kế đồ họa in ấn là một phân khúc thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa (Graphic Design) rộng lớn. Đúng như tên gọi, lĩnh vực thiết kế in ấn này tập trung sáng tạo các sản phẩm thiết kế dưới định dạng in ấn như poster, banner, lịch, sách báo, thậm chí biển cửa hiệu… Chỉ với hình thức in ấn này, những sản phẩm trên mới đạt được mục đích cao nhất của mình. Ví dụ như biển cửa hiệu dùng để trưng bày, đánh dấu và thu hút khách qua lại. Tương tự với poster, banner dạng in được treo hoặc lắp đặt ở một số địa điểm công cộng nhất định nhằm thu hút sự chú ý.

Các sản phẩm của thiết kế đồ họa in ấn được tạo ra từ những phần mềm thiết kế chuyên dụng, giống như những sản phẩm thiết kế khác. Tuy nhiên các file thiết kế in ấn luôn cần điều chỉnh ở một số yếu tố nhất định để đảm bảo sản phẩm in đạt chuẩn, giống với file thiết kế.

Những sản phẩm của thiết kế đồ họa in ấn

Những sản phẩm của thiết kế đồ họa in ấn thường được gọi chung là ấn phẩm. Các ấn phẩm có loại hình rất đa dạng, với số lượng khổng lồ. Để thuận tiện hơn cho việc gọi tên và nhiều mục đích công việc, các ấn phẩm được chia thành những loại chính như sau:

  • Ấn phẩm quảng bá thương hiệu: biển hiệu, tờ rơi, card visit, brochure giới thiệu sản phẩm, catalogue công ty, lịch công ty…
  • Ấn phẩm xuất bản: tạp chí, báo, sách.
  • Ấn phẩm phục vụ chiến dịch quảng cáo: standee, backdrop, banner, bandroll, pano…
  • Ấn phẩm may mặc: đồng phục công ty, thiết kế in trên áo phông để kinh doanh, in ấn trên phụ kiện như mũ nón, giày dép…
Sản phẩm của học viên Nguyễn Thiên Đức - C04 - TKĐH - Master Media
Sản phẩm của học viên Nguyễn Thiên Đức – C04 – TKĐH – Master Media

Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế đồ họa in ấn

Mục đích cuối cùng của thiết kế đồ họa in ấn là tạo ra những sản phẩm có chất lượng in sắc nét. Để đạt được mục đích ấy, nhà thiết kế cần đặc biệt lưu ý đến một số yếu tố quan trọng của thiết kế đồ họa in ấn. Cụ thể:

Kích thước in ấn

Cũng giống như các sản phẩm thiết kế kỹ thuật số, sản phẩm thiết kế in ấn luôn có yêu cầu về kích thước cụ thể tùy theo từng loại ấn phẩm. Kích thước của biển hiệu khác với kích thước tiêu chuẩn của một tấm card visit. Để đảm bảo sản phẩm đầu ra in chuẩn kích thước, không bị thừa giấy hoặc tệ hơn là thiếu giấy, Designer cần tuân thủ các tiêu chuẩn kích thước. Dưới đây là một số kích thước khổ in ấn được sử dụng nhiều nhất:

  • A1: 59.4cm x 84.1cm;
  • A3: 29.7cm x 42cm;
  • A4: 21cm x 29.7cm;
  • A5: 14.8cm x 21cm;
  • Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm; 80cm x 200 cm;
  • Brochure: 20cm x 30cm;
  • Voucher: 7cm x 15cm;
  • Name Card: 9cm x 5.5 cm.

Định dạng file in ấn

Riêng với sản phẩm in ấn, bạn không thể tùy ý lưu file dưới một định dạng bất kỳ. Những định dạng không phù hợp có thể khiến chất lượng file bị ảnh hưởng. Từ đó thiết kế in ra dễ bị vỡ hình, mất nét, sai màu, không đạt yêu cầu. Bạn sẽ cần tìm hiểu về những đặc tính của từng định dạng file thiết kế và lưu trữ dưới định dạng phù hợp nhất với tình huống của mình. 

  • JPG / JPEG: đây là hai định dạng tệp khá phổ biến với các ảnh kỹ thuật số, điểm đặc trưng là dung lượng file nhẹ, dễ đăng tải lên nhiều hệ thống, nền tảng khác nhau. Các file định dạng JPG / JPEG hoàn toàn có thể in thành ấn phẩm, tuy nhiên vì dung lượng nhẹ nên những file dạng này có chất lượng khá thấp, khó đảm bảo chất lượng ảnh in như yêu cầu. Vì vậy mà các Designer thường hạn chế sử dụng các file dạng này cho in ấn.
  • PDF: PDF là định dạng file thường dùng để lưu trữ văn bản. Tuy vậy dạng file này cũng có thể lưu thiết kế dạng vector với hình ảnh chất lượng. Các file PDF rất phù hợp để lưu trữ những sản phẩm in ấn.  
  • PNG: PNG là loại file chuyên lưu trữ hình ảnh chất lượng cao, có thể hỗ trợ những tính năng đặc biệt khác như tạo nền trong, tạo điểm mờ trong ảnh. Sử dụng file PNG sẽ đảm bảo sản phẩm in sắc nét, màu sắc rõ ràng và đúng như bản thiết kế trên máy.
  • TIFF: Các file TIFF chính là định dạng chuyên nghiệp nhất cho sản phẩm in ấn. Những file dạng này thậm chí còn lưu trữ chất lượng cao hơn cả PDF và EPS, hay PNG. Một điểm lợi thế khác là file TIFF dễ dàng được mở trong những phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator để chỉnh sửa. Thậm chí các thao tác nén hình ảnh của file cũng không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. 

Xem thêm:  Top 9+ định dạng file thiết kế thông dụng

Hệ màu hiển thị khi in ấn

Chọn hệ màu phù hợp là kiến thức rất quan trọng, cần được ghi nhớ khi học và làm thiết kế in ấn. Hầu hết các thiết kế trên thiết bị công nghệ như máy tính, laptop, điện thoại… được hiển thị qua hệ màu RGB. Nếu bạn giữ nguyên hệ màu này khi in ấn, các sản phẩm sau in sẽ không cho ra màu sắc đúng như trên máy. Để tránh tình trạng trên, bạn cần chuyển đổi các file thiết kế từ hệ màu RGB sang CMYK. Đây mới là hệ màu hiển thị chuẩn trên các thiết bị in ấn. 

Độ phân giải hình ảnh

Độ phân giải hình ảnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm in ấn. Độ phân giải thấp thì hình ảnh dễ bị vỡ nét, không đạt yêu cầu. Tuy nhiên phân giải quá cao, quá mức cần thiết so với kích thước của hình ảnh lại khiến dung lượng file nặng, khó lưu trữ. Bởi vậy mà Designer cần cân bằng giữa hai yếu tố trên để chọn ra độ phân giải phù hợp nhất.

Vùng bù xén của hình ảnh

Máy in khi xử lý file thiết kế thường tự động cắt 2-3mm phần mép ngoài của hình ảnh. Đây chính là vùng bù xén trong các file thiết kế. Để tránh tình trạng máy in cắt phạm vào các chi tiết thiết kế bên trong, Designer nên chú ý để chừa lại 2-3mm quanh viền bao ngoài của các file in ấn.

Các loại giấy in ấn thông dụng nhất hiện nay

Sau khi đã hiểu hết những khái niệm cơ bản trên, giờ đây bạn sẽ dễ dàng hình dung về những thông số cơ bản của các loại giấy. Thực tế, có hơn 100 loại giấy trên thị trường, nhưng dùng trong in ấn thì người ta ưa chuộng các loại phổ biến sau:
 
1. Giấy couche
Couche còn được gọi là giấy C, là loại giấy in được sử dụng phổ biến nhờ khả năng in bắt mắt và rất sáng.
+ Đặc điểm:
Couche có màu trắng, được tráng phủ bởi một lớp cao lanh nên bề mặt phẳng, bóng, mịn, độ sáng vừa phải, chắn sáng tốt, bám mực và hấp thụ mực tốt.
Thông thường, giấy couche được chia thành 2 loại giấy chính: Couches Matt (mờ) và Couche Gloss (bóng).
+ Định lượng: Thường là 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300gsm.
+ Kích thước: A1, A3, A4… (tùy chọn theo nhu cầu).
+ Ứng dụng: kiểu giấy in này dùng cho nhãn mác của sản phẩm, làm túi giấy, in tờ rơi quảng cáo, in catalogue, tạp chí, in ấn poster, brochure, giấy bìa…

2. Loại giấy bristol

+ Đặc điểm:
Bề mặt láng mịn, khả năng bám mực vừa đủ cho kết quả in ấn tuyệt vời.
Giấy dày dặn, có độ bền cao, rất chắc chắn.
Thường được chia làm kiểu: Bristol bề mặt láng mịn thích hợp cho bút viết và mực in. Bristol bề mặt sần thích hợp cho viết chì và phấn.
+ Định lượng giấy: 67gsm – 400gsm.
+ Kích thước: 79×109, 65×86, 65×84, 60×84
+ Ứng dụng: Với các ưu điểm như trên, giấy Bristol được ứng dụng làm những bao bì sản phẩm cao cấp như hộp đựng bánh, túi thực phẩm, túi mỹ phẩm, túi thời trang… Hoặc dùng làm giấy in card, tờ rơi, poster, in ấn thiệp cưới, thiệp mời,v.v.Ngoài ra, cũng dùng để làm giấy in sách, vở cho học sinh

3. Giấy kraft

Có thể nói, trong tất cả các loại giấy thì Kraft đang là xu hướng được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, xử lý qua quá trình kraft.
Giấy này còn được gọi với cái tên quen thuộc là giấy xi măng.
+ Đặc điểm:
Giấy Kraft có tính dai và chống thấm tốt.
Có độ bền cao, chịu lực xé lớn, bắt mực tốt.
Kraft thường có màu vàng nâu, ngà vàng tự nhiên. Hoặc giấy có màu trắng sau khi đã được xử lý tẩy trắng.
Dễ phân hủy chỉ từ 2 – 3 tháng, thân thiện với môi trường.
+ Định lượng giấy: 50GSM – 175GSM
+ Kích thước: Tùy chọn theo nhu cầu.
+ Ứng dụng: Thường được ưu ái làm thành những sản phẩm như ly giấy, tô giấy, túi giấy đựng thực phẩm, thùng carton… Hoặc làm card visit, thẻ tag quần áo, bao thư, bìa hồ sơ,v.v.

4. Loại giấy Ivory

+ Đặc điểm:
Ivory có màu ngà vàng, gồm 2 mặt nhám và bóng.
Đây cũng là loại giấy in cứng và có tính chất hơi xốp, nhẹ. Ngoài ra còn chịu được lực tốt.
Có thể dùng giấy Irovy để cắt, in nổi, gấp nếp, cắt khuôn dập… tạo sự đẹp mắt cho bao bì.
+ Định lượng giấy: Phổ biến nhất là 250gsm và 300gsm.
+ Kích thước: 75cm x 102cm, 79cm x 109cm, 89cm x 120cm…
+ Ứng dụng: Do tính chất cứng nên Ivory thường được sử dụng để làm giấy in túi, thiệp cưới, thiết kế in danh thiếp, in ấn menu, in tem nhãn,…

5. Giấy Ford

Có thể dễ dàng tìm thấy giấy in ford tại những tiệm photo copy hay lĩnh vực văn phòng phẩm. Đây là loại giấy in được làm từ bột giấy nghiền đã qua xử lí tách nhựa. Chúng có những đặc tính cơ bản sau:
+ Đặc điểm:
Ford thường không tráng phủ, rất trắng.
Giấy bắt mực in, hấp thụ mực tốt nên màu in thường sậm và xỉn hơn giấy Couche.
Ford có bề mặt nhám, không gây chói lóa nên thích hợp để viết hoặc đọc.
Sẽ bị mốc, nhòe mực nếu in nền bệt trên giấy Ford.
Giấy in thân thiện với môi trường, có thể tái chế lại.
+ Định lượng giấy: Thường nằm trong khoảng 80– 250gsm.
+ Kích thước: A0, A3, A4, A5
+ Ứng dụng: Thường được sử dụng làm bao thư, giấy note, in sách, tập vở học sinh, thiết kế giấy in thiệp cưới, làm túi giấy đựng quà, làm sổ tay, nhật kí…

6. Loại giấy Duplex

+ Đặc điểm:
Thuộc dòng giấy in được tráng phủ, chủ yếu là 1 mặt.
Có một mặt trắng bóng, mặt còn lại đen như giấy bồi. Hoặc 2 mặt đều trắng nhưng ít được sử dụng hơn.
Duplex dễ bám keo, dễ dán. Người ta có thể ghép 2 mặt đen lại để tạo ra giấy in dày.
+ Định lượng giấy: 180 – 500gsm
+ Kích thước: Khách chọn theo yêu cầu.
+ Ứng dụng: Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn như hộp bánh kẹo, mứt tết, hộp đựng dược phẩm, mỹ phẩm… Hoặc dùng in thùng carton, bìa hồ sơ,v.v.

7. Giấy in Crystal

Là loại giấy được sử dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn ảnh.
+ Đặc điểm:
Giấy gồm có 2 mặt: mặt bóng như được phủ một lớp keo; mặt còn lại hơi nhám.
In mực không bị nhòe, dễ dàng lật trang khi sử dụng.
Độ phẳng cao giúp thấm mực nhanh, cho bản in chất lượng, hình ảnh chân thực và rõ nét.
+ Định lượng giấy: 230 – 350gsm.
+ Kích thước: A3, A4, A5 hoặc loại giấy 8,5cmx12cm, 9,5cmx22cm, 12cmx8cm, 12cmx17cm, 15cmx15cm…
+ Ứng dụng: Dùng làm giấy in tờ rơi, danh thiếp, làm giấy báo, tạp chí, làm poster, bảng hiệu quảng cáo…

8. Loại giấy in Decal

Hay còn thường được gọi là giấy tráng phủ. Đây là dòng giấy chuyên dùng in ấn decal với những tính năng cơ bản sau:
+ Đặc điểm:
Thường gồm 2 loại giấy: giấy tráng phủ bề mặt và giấy không tráng phủ bề mặt.
Khả năng “bắt” mực tốt, hình ảnh in có màu sắc tươi sáng, độ bền lâu.
Có tính kháng nước, độ bám dính tốt.
Chất giấy in khá mỏng và nhẹ, có thể tạo hình dễ dàng.
Tuy nhiên, giấy in dễ hư hỏng khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng, chất dung môi…
+ Định lượng: 115gsm, 135gsm, 150gsm…
+ Kích thước: Thường có khổ A4 có kích thước 210 x 297mm hoặc tùy theo yêu cầu của khách hàng.
+ Ứng dụng: Chuyên dùng để in tem nhãn mác hàng hóa, in tem bảo hành, in tem niêm phong, in logo, sticker dán lên chai, ly nhựa,v.v.

9. Giấy cacbon

Cacbon là loại giấy in được làm từ bột giấy nguyên chất. Bề mặt phủ một lớp hợp chất hóa học, khi bạn viết mặt trước thì chữ sẽ được in ra trang sau.
+ Đặc điểm:
Liên 1 thường là màu trắng, những liên sau là màu hồng, xanh hoặc vàng
Mặt đầu của liên 1 và mặt cuối của liên cuối cùng thường không bôi thuốc.
Có thể có 2 liên, 3 liên, 4 liên tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Khả năng chịu nhiệt cao.
Chất lượng in tốt, in rõ nét, không bị vón mực.
+ Định lượng: 50gsm, 51gsm, 53gsm, 55gsm.
+ Kích thước: Tùy chọn theo yêu cầu
+Ứng dụng: Là loại giấy thường được dùng rộng rãi để in hóa đơn, phiếu xuất kho hoặc giấy cuộn trong máy tính tiền, cây ATM.

10. Loại giấy được thiết kế đa dạng màu sắc

Mới xuất hiện gần đây nhưng giấy mỹ thuật nhanh chóng trở thành dòng giấy cao cấp sử dụng trong công nghệ in ấn.
+ Đặc điểm:
Đa dạng về loại giấy như Kiara, EuroPremium, giấy Elica…
Giấy mỹ thuật có rất nhiều màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím..) Bạn có thể chọn màu yêu thích.
Bề mặt giấy in trơn hoặc có gân. Có khả năng in ấn tốt.
+ Định lượng: từ 180 gsm – 250 gsm rất nhiều. Loại giấy từ 280 gsm – 350 gsm khá hiếm.
+ Kích thước: 79cm x 109cm, 70cm x 100cm,…
+ Ứng dụng: Giấy được ứng dụng cho những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao như card visit, name card, bằng khen, chứng chỉ, bảng hiệu quảng cáo v.v. Các loại giấy có định lượng cao còn được dùng làm túi giấy đựng quà, thời trang tăng thêm phần sang trọng.

Những loại giấy in phổ biến trong thiết kế đồ họa

Giấy Couche

Giấy Couche còn được gọi là giấy C, có màu trắng sáng vì được phủ lớp cao lanh ở trên. Lớp cao lanh cũng tạo nên bề mặt bóng và mịn cho giấy, đồng thời hỗ trợ bám mực tốt. Có hai loại giấy Couche chính là Couche Matt mờ Couche Gloss bóng. 

Định lượng giấy Couche thường là 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300gsm. Kích thước phổ biến: A1 – A4. Loại giấy này phù hợp cho các thiết kế cần độ cứng cáp và bóng bẩy nhất định, tiêu biểu như tạp chí, catalogue, brochure, tờ rơi quảng cáo, poster, túi giấy đựng sản phẩm…

Giấy Bristol

Giấy Bristol cũng có bề mặt mịn và bóng, với khả năng bám mực vừa phải. Đặc biệt, loại giấy này rất chắc chắn, khá dày dặn nên có độ bền tốt. Giấy Bristol cũng bao gồm 2 loại thông dụng là giấy bề mặt mịn (phù hợp bút viết và mực in) và giấy bề mặt sần (phù hợp với chất liệu phấn, chì). Với tính chất cứng cáp, giấy Bristol thường được dùng để làm bao bì đựng sản phẩm hoặc giấy in thiệp mời, bìa sách vở cho học sinh…

Giấy Kraft

Giấy Kraft còn có tên là giấy xi măng, được tạo ra từ bột giấy hóa học của thân gỗ mềm. Loại giấy này có thể chống thấm, khá dẻo dai, không dễ rách và bắt mực tốt. Giấy Kraft thường có màu ngả vàng hoặc ngả nâu khá đặc trưng. Một số giấy Kraft được tẩy trắng có thể mang màu trắng sáng. Loại giấy này cũng khá thân thiện với môi trường, sẽ phân hủy trong vài tháng. Giấy Kraft thường được dùng làm giấy bọc sản phẩm, bìa hồ sơ, phong thư, thẻ tag quần áo, túi giấy vintage…

Giấy Ivory

Giấy Ivory cũng có màu ngả vàng khá giống giấy Kraft. Tuy nhiên loại này có 2 mặt giấy khác biệt là mặt nhám và mặt bóng. Chấy giấy cứng nhưng khá nhẹ và có thể chịu lực tốt. Giấy Ivory có định lượng phổ biến là 259gsm và 300gsm. Chất liệu giấy này thường được dùng để làm túi giấy, thiệp mời, menu, tem hàng trên sản phẩm…

Giấy Ford

Giấy Ford được làm từ bột giấy nghiền đã được xử lý tách nhựa. Loại giấy này rất trắng sáng, bắt mực tốt, màu in sẽ đậm hơn so với giấy Couche. Giấy Ford cũng có bề mặt nhám do không tráng lớp mịn ở trên. Giấy này rất thích hợp làm giấy viết tay hoặc in làm sách. Giấy Ford cũng có thể được tái chế thường xuyên, thân thiện với môi trường. Kích thước phổ biến là A0, A3, A4, A5 với định lượng trong khoảng 80 – 250gsm. Loại giấy này thường được dùng làm giấy sổ, sách, vở học sinh, giấy in tài liệu…

Giấy Duplex

Giấy Duplex thường được tráng phủ 1 mặt, bao gồm 1 mặt trắng và 1 mặt đen xám. Chất liệu giấy này dễ dính nên thường được dán thành 2 hoặc nhiều lớp để tạo độ cứng, chắc chắn. Giấy Duplex thường dùng làm bìa carton, hộp đựng sản phẩm như bánh kẹo, mỹ phẩm…

Giấy Crystal

Giấy Crystal bao gồm 2 mặt khác biệt, một mặt bóng và một mặt nhám. Giấy này bám mực tốt, phù hợp để làm giấy in tạp chí, danh thiếp, tờ rơi, thậm chí biển quảng cáo. Trọng lượng giấy khá nắng, phổ biến trong khoảng 230 – 350gsm.

Giấy Decal

Giấy in Decal còn gọi là giấy tráng phủ có độ bóng tốt. Giấy này cũng bắt mực tốt, cho ra màu sắc chân thực, đồng thời cũng mỏng nhẹ nên dễ cắt dán. Loại giấy này phù hợp để in ấn cho các sản phẩm dán trang trí và đánh dấu như tem bảo hành, sticker, nhãn mác hàng hóa…

Giấy Cacbon

Giấy Cacbon được làm từ bột giấy nguyên chất, khá mỏng, bên trên phủ một lớp chất liệu hóa học.Giấy này thường được dùng để làm hóa đơn, phiếu xuất kho, hoặc giấy cuộn trong cây ATM…

Giấy Mỹ thuật

Giấy Mỹ thuật là những loại giấy được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho mục đích mỹ thuật. Các loại giấy Mỹ thuật phổ biến là Kiara, EuroPremium, Elica… Những giấy này thường có định lượng 180 gsm – 250 gsm, kích thước 79cm x 109cm, 70cm x 100cm,… Giấy này thường được dùng để làm bằng khen, chứng chỉ, card visit, biển hiệu quảng cáo…

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Tạm kết

Trên đây là những nội dung cần lưu ý về Thiết kế đồ họa in ấn. Những nội dung này khá quan trọng vì hầu hết người học Thiết kế đồ họa đều học và làm về lĩnh vực in ấn. Đây cũng là lĩnh vực mang đến nhiều cơ hội việc làm và thu nhập tốt cho các học viên. Hy vọng bài viết trên của Master Media đã mang đến những nội dung có ích cho bạn.

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.