Thiết kế Game có bắt buộc cần đồ họa đẹp?
Thiết kế Game không bắt buộc cần đồ họa đẹp. Nhưng không có đồ họa đẹp sẽ là một thiệt thòi lớn cho các bộ Game, đặc biệt trong thời đại đề cao tính thẩm mỹ hiện nay. Đồ họa đẹp mắt sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho các Game, thậm chí còn hứa hẹn tiềm năng thành công cao. Những lợi ích này là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Master Media nhé!
Dễ thu hút người chơi từ cái nhìn đầu tiên
Giả sử bạn đang tìm một Game mới để thư giãn và có hai lựa chọn. Một bên là Game có hình ảnh nhân vật khá đơn giản, không khác biệt nhiều so với các Game khác. Bên còn lại là một Game giới thiệu các nhân vật được tạo hình cực chất, sống động và chân thực đến từng chi tiết. Bạn sẽ lựa chọn Game nào để chơi? Khả năng cao là chiếc Game đẹp mắt đúng không?
Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta sẽ vô thức đưa ra lựa chọn theo cảm nhận ban đầu, hay ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Chọn Game cũng không phải ngoại lệ. Những Game sở hữu giao diện đẹp sẽ dễ thu hút sự chú ý của người chơi chỉ sau vài ánh nhìn, giống như một cô gái có khuôn mặt đẹp vậy. Sức hút này dù có thể ngắn ngủi nhưng cũng là mơ ước của các nhà phát hành Game. Chỉ cần 1 ánh mắt đã có thể mang đến một người chơi tiềm năng. Và đồ họa Game là chìa khóa giúp họ thu hút sự chú ý từ những người chơi.
Giúp người chơi hòa nhập với thế giới Game
Đồ họa Game bao gồm rất nhiều yếu tố, không chỉ hình ảnh các nhân vật, động vật, đồ vật trong Game. Đồ họa còn bao gồm thiết kế về cảnh quan, ánh sáng, màu sắc sử dụng trong từng phân cảnh. Những thiết kế đồ họa thành công nhất sẽ xây dựng một thế giới Game như một thế giới thực hiện ra trước mắt người chơi. Cảm giác ảo – thực gần như bị xóa nhòa. Người chơi được trải nghiệm những cảm xúc rất thực, giống như bạn đang hòa mình vào thế giới Game vậy. Cảm giác ấy chỉ đến nếu những phân cảnh bạn nhìn thấy trong Game chân thực đến mức khó tin. Chỉ những Game có đồ họa đẹp và chỉn chu mới mang đến cảm giác như vậy cho người chơi. Những cảm giác này sẽ đóng góp không nhỏ để người chơi lựa chọn và gắn bó với tựa Game.
Game đẹp là công cụ kể chuyện hiệu quả
Trong nghệ thuật thị giác, chúng ta có một ngôn ngữ kể chuyện mang tên ngôn ngữ điện ảnh. Đó là những ngôn ngữ không truyền đạt qua lời nói, chữ viết mà biểu đạt qua các chi tiết hình ảnh trong khung hình. Hình ảnh được khai thác tốt, đầu tư chỉn chu và biết cách cài cắm nội dung sẽ tạo nên một ngôn ngữ điện ảnh hiệu quả. Ngôn ngữ này hoàn toàn có thể áp dụng trong Game.
Nhiều tựa Game hiện đại đã rất đầu tư vào nội dung và cốt truyện, tạo nên thế mạnh khác biệt với các đối thủ làm Game khác. Với những tựa Game này, hình ảnh đồ họa trong Game sẽ là ngôn ngữ / công cụ kể chuyện hữu ích cho các nhà làm Game. Nhà thiết kế không cần lồng ghép quá nhiều câu thoại, hay lời dẫn truyện. Họ chỉ cần đưa khéo các chi tiết hình ảnh quan trọng để ngầm truyền tải nội dung đến người xem.
Tạo ra chiến lược Marketing cho Game
Một Game sẽ có tiềm năng thành công lớn nếu xây dựng được hình ảnh biểu tượng và khiến người chơi nhớ đến hình ảnh ấy. Anh chàng thợ sửa ống nước Mario trong Mario Game, nhân vật Ezio thông minh trong Assassin’s Creed, hay nhân vật CJ ngổ ngáo trong GTA: San Andreas. Đây đều là những hình ảnh biểu tượng của các Game nổi tiếng. Những hình ảnh này còn góp phần tăng mức độ nổi tiếng cho Game nếu được yêu thích rộng rãi. Không ít người nhìn thấy những hình ảnh này mà quan tâm đến Game, và trở thành một fan hâm mộ trung thành. Đây chính là hình thức Marketing siêu hiệu quả cho Game, dựa vào một hình ảnh đồ họa được thiết kế đẹp mắt và ấn tượng.
Ngoài hình ảnh biểu tượng, nhà làm Game có thể tận dụng các hình ảnh trong Game để làm các công cụ Marketing như banner, poster, tờ rơi… Đồng thời họ có thể quảng bá Game thông qua những hoạt động cosplay hóa trang nhân vật, sự kiện fan art thu hút người yêu thích tạo hình trong Game. Hình ảnh đồ họa càng đẹp, càng dễ tận dụng cho các hoạt động Marketing để quảng bá Game. Đây là một lợi ích không hề nhỏ của các Game có hình ảnh đồ họa đẹp mắt.
Góp phần tăng lợi nhuận trực tiếp
Đã bao giờ bạn yêu thích một bộ phim, một tác phẩm truyện tranh đến mức sẵn sàng bỏ tiền để tham gia các hoạt động mà nhà sản xuất tổ chức. Bạn cũng không ngại rút ví để mua những sản phẩm đi kèm nhằm “chiều lòng fan” như quà lưu niệm (áo, cốc, móc khóa…) in hình các nhân vật.
Ngành Game hoàn toàn có thể tạo ra những hiệu ứng như thế với các fan hâm mộ. Một khi nhận ra sức mua tiềm năng từ cộng đồng người chơi, các nhà sản xuất sẽ tổ chức nhiều hoạt động họp fan thu vé, phát hành các món quà in hình độc quyền của Game. Sức mua này có thể mang đến một khoản lợi nhuận cho người phát hành Game. Đây chính là cách thức mà các hình ảnh đồ họa trong Game tạo ra lợi nhuận trực tiếp. Một nguồn thu không hề tệ cho các nhà sản xuất.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa 3D
Tạm kết
Đến đây chắc bạn đã nhận ra những lợi ích không hề nhỏ của yếu tố đồ họa trong Game. Không ai ép buộc bạn PHẢI làm ra một Game đẹp long lanh mỹ mãn, hay phải đặt tiêu chí thẩm mỹ lên hàng đầu. Tuy nhiên cái đẹp sẽ mang đến những lợi thế ngắn hạn và lâu dài mà bất cứ nhà làm Game nào đều hướng đến. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn!