Tìm hiểu về khái niệm Background trong thiết kế
Chúng ta nghe rất nhiều về Background, nhưng có lẽ rất ít thực sự hiểu ý nghĩa của khái niệm này. Thực tế từ khoá Background được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Vì giới hạn thời gian, trong bài viết hôm nay của Master Media chúng ta sẽ tìm hiểu về Background trong thiết kế.
Trong thiết kế, Background là gì?
Background có thể hiểu đơn giản là hình nền, phông nền, tất cả những yếu tố không quan trọng và đóng vai trò “làm nền” cho những yếu tố then chốt được tỏa sáng. Chúng ta có thể bắt gặp Background trong thiết kế ở khắp mọi nơi. Từ hình nền điện thoại di động, laptop hay hình nền của một website.
Đến đây nhiều bạn hẳn sẽ tự hỏi nếu Background đóng vai trò làm nền, thì cớ sao chúng ta phải tìm hiểu về thuật ngữ này? Với thiết kế, mọi thành phần đều có tầm quan trọng riêng. Một thiết kế thiếu background sẽ trở nên trống vắng, nhạt nhẽo. Hoặc thiết kế có một background xấu xí cũng không thể nào trở nên hoàn hảo. Bởi vậy chúng ta rất nên và rất cần hiểu về Background. Mục đích cuối cùng nhằm tạo ra một sản phẩm thiết kế toàn vẹn như ý.
Background khác gì Backdrop?
Backdrop là một công cụ “làm nền” khác khá phổ biến trong thiết kế. Vậy Background khác gì Backdrop, hoặc hai khái niệm này có liên hệ gì với nhau?
Thực tế thì Background và Backdrop khá khác nhau. Điểm chung là cả hai đều thuộc bộ sản phẩm thiết kế, sử dụng cho các hoạt động cụ thể với mục đích thẩm mỹ. Điểm khác biệt nằm ở những loại hoạt động mà mỗi công cụ hỗ trợ.
Backdrop được sử dụng chuyên cho các hoạt động về sự kiện. Thường được thiết kế với kích thước lớn, lên đến vài mét nhằm tạo phông nền tại sảnh lớn, sân khấu. Khu vực Backdrop là không gian người tham dự tập trung để chụp ảnh, ghi hình hoặc biểu diễn.
Background là thành phần phổ biến cho các sản phẩm thiết kế in ấn hoặc kỹ thuật số, xuất hiện trong các chiến dịch marketing, truyền thông, không giới hạn ở sự kiện. Cũng vì vậy mà Background phổ biến hơn Backdrop. Hầu như mọi sản phẩm thiết kế chúng ta thấy hàng ngày như màn hình máy tính, điện thoại, website, tờ rơi, banner quảng cáo đều có Background.
Những loại Background thường gặp
Để phân loại Background, chúng ta có thể cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:
- -Phân loại theo sản phẩm: chúng ta có Background kỹ thuật số dùng cho các sản phẩm công nghệ như website, điện thoại, màn hình laptop. Bên cạnh đó ta có các Background cho các sản phẩm in ấn (standee, tờ rơi, poster, banner…)
- -Phân loại theo định dạng: Background ảnh tĩnh, Background ảnh động (đồ hoạ), Background video (thường dùng cho website).
- -Phân loại theo chất liệu thiết kế: Background được tạo thành từ màu đơn sắc, nền hoa văn, background mờ…
Bí kíp đơn giản tạo Background đẹp
Làm Background trong thiết kế chuyên nghiệp sẽ có những bí kíp chuyên môn riêng. Trong bài viết này, Master Media sẽ chia sẻ một số bí kíp đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, không riêng gì dân thiết kế.
Background là màu đơn sắc
Nếu bạn theo phong cách tối giản, chọn Background là màu đơn sắc, hãy thử tham khảo cách phối màu của một số thương hiệu lớn cũng theo phong cách trên. Tiêu biểu như Google, ông hoàng công nghệ thường sử dụng những tông màu đơn sắc dạng pastel, có độ trong suốt mang đến cảm giác tươi mới và vẫn nổi bật các yếu tố khác như hình ảnh, logo, nội dung trong các sản phẩm thiết kế như trang chủ, Gmail…
Background đơn sắc khá đơn giản, dễ áp dụng nhưng có thể trở nên nhạt nhoà và nhàm chán. Để hạn chế nhược điểm này, bạn có thể chỉnh độ tương phản, sáng tối, hoặc cần nhắc dùng hiệu ứng Gradient giúp Background được sinh động hơn.
Background là hình ảnh có chi tiết
Không ít người chọn ảnh chụp hoặc tranh vẽ làm Background thiết kế. Với loại Background này, bạn nên chọn những hình ảnh có mật độ hoạ tiết hoặc chi tiết vừa phải, tinh tế. Hình quá nhiều chi tiết dễ khiến bạn khó sắp xếp các thành phần thiết kế khác như logo, hình ảnh, khối hình, chữ viết. Các yếu tố này có thể bị rối hoặc lẫn vào chi tiết hình nền.
Thứ hai, với những thiết kế quảng cáo bạn nên chọn hình ảnh phù hợp với thương hiệu và nội dung quảng cáo. Một thương hiệu theo phong cách truyền thống sẽ khó phù hợp với ảnh có hoạ tiết nổi loạn, hiện đại…
Sử dụng Background hoa văn có thể gặp rủi ro khi xuất hiện trên các thiết bị khác nhau. Tuỳ ánh sáng từng màn hình, hoa văn và hình ảnh có thể nổi hay thậm chí chìm nghỉm. Bạn nên cân nhắc điều này khi chọn hình nền cho thiết kế.
Background là hình động hoặc video
Background dạng đồ hoạ chuyển động hoặc video đã không còn xa lạ trong nhiều thiết kế hiện đại, nhất là thiết kế website. Với loại Background này, bạn nên lưu ý các yếu tố sau:
- -Thời lượng video hoặc đồ hoạ chỉ nên dưới 15 giây để tránh quá tải dung lượng, tốc độ tải trang.
- -Chọn các hình ảnh có mật độ chuyển động vừa phải để tránh rối mắt.
- -Chọn đồ hoạ và video có chất lượng hình ảnh tốt, không bị vỡ nét khi đưa vào hình.
- -Nếu cần âm thanh nên chọn âm thanh phù hợp, không quá nhiều, không quá to để tránh gây phiền phức cho người dùng.
Cách thêm các yếu tố chính vào Background
Khi thêm các yếu tố chính như chữ, logo, hình ảnh chính bào hình Background, điều quan trọng nhất cần lưu ý là tạo vùng không gian xung quanh các yếu tố này. Bạn nên để khoảng trống xung quanh những yếu tố chính để tạo không gian thở, dễ xử lý, đồng thời giúp các yếu tố này nổi bật hơn. Bạn có thể xử lý thêm các hiệu ứng về ánh sáng, độ bóng tại vùng không gian này, tạo điều kiện để thu hút ánh nhìn từ người xem.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Tạm kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về sáng tạo Background trong thiết kế. Tuy chỉ là yếu tố nền nhưng Background vẫn giữ vai trò quan trọng với các sản phẩm. Hiểu rõ kiến thức Background sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình thiết kế. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin có ích cho bạn!