Top các loại dụng cụ học thiết kế đồ họa bạn nên biết

Top các loại dụng cụ học thiết kế đồ họa bạn nên biết

Có khá nhiều điều cần chuẩn bị trước khi học Graphic Design. Dụng cụ học là một trong số đó. Bạn sẽ cần sử dụng nhiều thiết bị, phần mềm và dụng cụ chuyên biệt để học và làm Thiết kế sau này. Dưới đây Master Media sẽ gợi ý các dụng cụ học thiết kế đồ họa rất nên có cho các bạn học viên cũng như Designer.

Máy tính phù hợp

Học thiết kế đồ họa cần sử dụng nhiều phần mềm khác nhau trên máy tính. Đa số phần mềm này khá phức tạp, có dung lượng lớn. Bởi vậy bạn sẽ cần một chiếc máy tính đủ khỏe để chạy tốt những phần mềm này. Một chiếc máy tính phù hợp để học Thiết kế đồ họa sẽ có các cấu hình cơ bản sau:

Bộ vi xử lý (CPU):

Nên đạt tốc độ xử lý nhanh và đa lõi. Các dòng CPU trên Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 sẽ đảm bảo máy tính chạy tốt.

Bộ nhớ RAM:

Ít nhất 16GB, với Designer xử lý các thiết kế phức tạp cần RAM trên 32GB.

Card đồ họa (GPU):

Là thiết bị xử lý thông tin hình ảnh của máy tính, quyết định chất lượng về màu sắc, độ phân giải, độ tương phản… Thiết kế đồ họa rất cần máy tính hiển thị hình ảnh chất lượng, bởi vậy bạn nên chú ý về Card đồ họa của máy. Thiết bị này có thể gắn liền với bộ vi xử lý CPU. Tuy nhiên các card đồ họa liền như vậy có thể chưa đủ để đáp ứng chất lượng. Bạn có thể cân nhắc mua các loại card rời chuyên dụng từ NVIDIA hay AMD. Những card đồ họa này có thể kết nối với máy tính và đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Ổ cứng:

Các ổ cứng chất lượng cao sẽ giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu và những thao tác phức tạp trên máy tính. Bạn cũng nên xem xét về thông tin ổ cứng của máy tính khi chuẩn bị dụng cụ học thiết kế đồ họa.

Máy tính phù hợp
Máy tính phù hợp

Màn hình máy tính:

Làm Thiết kế đồ họa rất cần có một màn hình máy tính phù hợp về cả cấu hình lẫn kích thước. Nếu bạn dùng laptop, hãy cân nhắc chuẩn bị thêm một màn hình lớn nếu có thể để dễ dàng nhìn và xử lý các chi tiết, hình ảnh phức tạp. Bạn có thể tham khảo màn hình có độ phân giải Full HD (1920×1080) trở lên. Những màn hình chuyên dụng nhất cho Graphic Design có thể đạt độ phân giải lớn như 2K (2560×1440) hoặc 4K (3840×2160).

Đồng thời cũng nên cân nhắc các yếu tố sau để tìm màn hình máy tính phù hợp:

  • Kích thước và tỉ lệ màn hình: tùy chọn theo sở thích của bạn. Tỉ lệ phổ biến là 16:9, tỉ lệ phù hợp cho không gian làm việc rộng là 21:9, tỉ lệ 4:3 phù hợp cho ứng dụng chuyên sâu về thiết kế đồ họa.
  • Độ chính xác màu sắc: có thể cân nhắc các màn hình sRGB hoặc Adobe RGB. Những màn hình này cho phép hiển thị màu sắc chính xác nhất.
  • Độ sáng và tương phản: những màn hình tốt sẽ cho phép hiển thị độ sáng cao và tỉ lệ tương phản tốt. Nhờ vậy bạn sẽ có thể xử lý hình ảnh nhanh nhạy và chính xác hơn.
  • Hiệu ứng hình ảnh: Có thể cân nhắc thêm nhưng không bắt buộc các màn hình tích hợp công nghệ HDR hoặc độ phủ màu sắc cao (wide color gamut).
  • Hiệu suất đáp ứng: bạn cần thao tác với rất nhiều chi tiết trên màn hình. Bởi vậy bạn nên tìm các màn hình có hiệu suất đáp ứng nhanh, tranh hiện tượng giật hoặc mờ khi thao tác nhanh. Thời gian đáp ứng dưới 5ms được khuyến khích.

Ổ cứng ngoài

Ổ cứng ngoài luôn là một trong những dụng cụ học thiết kế đồ họa nên chuẩn bị. Làm thiết kế cần thao tác với rất nhiều dữ liệu dung lượng lớn. Chỉ chiếc máy tính của bạn sẽ khó để lưu trữ hết các dữ liệu quan trọng. Thiết bị này đặc biệt cần thiết với những ai xác định học và làm thiết kế lâu dài. 

Ổ cứng ngoài
Ổ cứng ngoài

Các ổ cứng ngoài có thể linh động kết nối với nhiều máy tính khác nhau. Khi chọn ổ cứng ngoài bạn nên xem xét các yếu tố sau:

  • Dung lượng lưu trữ phù hợp với nhu cầu
  • Tốc độ truyền dữ liệu nhanh, giao diện kết nối tiện ích
  • Phần cứng tốt, chắc chắn, có thể chịu và đập hay chống sốc để an toàn khi vận chuyển qua nhiều địa điểm.
  • Kích thước: nên nhỏ gọn để dễ dàng vận chuyển trong nhiều trường hợp.

Lưu trữ đám mây

Một công cụ khác có thể giúp bạn lưu trữ dữ liệu là hình thức về Cloud Storage hay Lưu trữ đám mây. Đây là phương pháp lưu trữ trên Internet, cho phép bạn sử dụng dữ liệu trên bất cứ thiết bị nào có kết nối mạng. Lưu trữ đám mây còn hỗ trợ bảo vệ dữ liệu hiệu quả. Bạn không cần lo lắng dữ liệu bị mất do thiết bị lưu trữ hỏng hóc. 

Hiện nay có khá nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây để bạn lựa chọn. Có thể cân nhắc Google Drive, Dropbox, Microsoft OneDrive, Amazon Drive. Khi chọn hình thức này bạn nên xem xét một số yếu tố như dung lượng, tính bảo mật, tính tương thích với phần mềm, tốc độ, chi phí cho từng gói dịch vụ.

Lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây

Bút và Sổ vẽ phác thảo

Sổ vẽ phác thảo là dụng cụ học thiết kế đồ họa rất cần thiết. Khi học và làm thiết kế, nhất là giai đoạn đầu, bạn cần vẽ tay khá nhiều. Làm thiết kế yêu cầu phác thảo các ý tưởng trên giấy. Ý tưởng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu. Nếu bạn không kịp phác thảo lại những “khoảnh khắc” ấy, nhiều khả năng bạn sẽ quên và phí hoài một ý tưởng tốt. Bởi vậy đừng quên chuẩn bị bút và một cuốn sổ cầm tay phù hợp để luôn mang theo người.

Khóa học thiết kế đồ họa – Master Media

Bút vẽ và bảng vẽ điện tử

Đây là hai dụng cụ học thiết kế đồ họa bạn có thể cân nhắc thêm. Graphic Design không bắt buộc phải vẽ tay quá đẹp và quá nhiều. Đa số người làm thiết kế sẽ vẽ tay khi cần phác thảo ý tưởng ban đầu. Nếu bạn thích và muốn rèn luyện thêm về vẽ tay có thể xem xét mua bảng vẽ và bút vẽ điện tử. Bạn nên cân nhắc các yếu tố sau khi mua:

Về bảng vẽ

  • Kích thước phù hợp với nhu cầu, có các lựa chọn 10 inch, 13 inch, 16 inch và 22 inch. Người mới học có thể mua các bảng nhỏ tầm 10 – 13 inch.
  • Độ phân giải: nên chọn loại Full HD 1920×1080 trở lên để có độ phân giải tốt.
  • Độ cảm ứng: vì bảng vẽ điện tử gần giống như một thiết bị cảm ứng, bạn nên chọn các bảng vẽ có độ cảm ứng tốt và nhạy bén để cảm nhận thao tác tốt hơn.
  • Các phần mềm tương thích: khi mua hàng nên nghiên cứu kỹ về các phần mềm có thể phù hợp với bảng vẽ. Liệu bảng vẽ có thể kết nối với các phần mềm phổ biến trong thiết kế đồ họa hay không.
Bảng vẽ điện tử
Bảng vẽ điện tử

Về bút vẽ: 

  • Độ cảm ứng: có nhạy bén và đáp ứng tốt với thao tác không?
  • Áp lực cảm ứng: áp lực chạm có nhạy bé và linh hoạt để điều chỉnh độ đậm nhạt của nét vẽ không?
  • Nút tùy chỉnh: các nút tích hợp có đầy đủ để thực hiện lệnh thao tác phù hợp?
  • Tính tương thích: Bút có tương thích với bảng vẽ và phần mềm thiết kế không?
  • PIN: Bút có cần dùng pin không? Các bút Pin thường có độ cảm ứng tốt nhưng luôn cần sạc đầy đủ. Bút không Pin không yêu cầu sạc nhưng có thể không nhạy bén bằng bút sử dụng pin.

Lời kết

Trên đây là gợi ý của Master Media về các dụng cụ học thiết kế đồ họa cần chuẩn bị. Hy vọng bạn đã tìm được những thông tin có ích cho mình. Chúc bạn có chặng đường học tập vui vẻ!

Tác giả

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và 3D game, tôi đã đồng hành cùng nhiều dự án lớn nhỏ. Từ những nhân vật sống động cho đến những cảnh quan tuyệt đẹp, tôi đều tạo ra bằng cả trái tim. "Biến ý tưởng thành hiện thực, đó là đam mê của tôi!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.