Xu hướng thiết kế tối giản – Minimalist Design

Xu hướng thiết kế tối giản – Minimalist Design

Trong cuộc sống, chúng ta có Minimalism Lifestyle –  lối sống tối giản. Trong thiết kế chúng ta có Minimalist Design – phong cách thiết kế tối giản. Hiện nay con người đang càng ngày tối giản mọi thứ. Nhiều người loại bỏ những thứ rườm rà và chỉ tập trung những nhu cầu thiết yếu. Điều này thể hiện rất rõ trong Minimalism Lifestye, và trong thiết kế cũng vậy. Đôi khi không cần phải quá cầu kì, phức tạp và màu mè thì mới tạo được ấn tượng. Thậm chí nếu không cẩn thận vào đưa vào quá nhiều chi tiết còn gây rối mắt cho người xem. Phong cách thiết kế tối giản chỉ tập trung vào tính năng của sản phẩm. Không thừa thãi trong mọi thành tố, từ các hình khối, bảng màu, cho tới typography. Những hình khối, đường nét đơn giản bao giờ cũng nổi bật hơn so với những họa tiết phức tạp. 

Chủ nghĩa tối giản có thể vươn vai tới mọi lĩnh vực trong đời sống: từ ứng dụng, logo, ấn phẩm in ấn cho tới các thiết kế bao bì sản phẩm. Không có lĩnh vực thiết kế nào không chịu ảnh hưởng từ phong cách thiết kế này.

Xu hướng thiết kế Minimalist

Xu hướng thiết kế tối giản - Minimalist

Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX, trường phái tối giản xuất hiện. Giống như một sự đáp trả cho những ồn ào của cuộc sống và thời kì công nghiệp phát triển như vũ bão. Dần dần, những thiết kế đơn giản, gọn nhẹ xuất hiện ngày càng nhiều. Những thiết kế này xuất hiện trong mỹ thuật, kiến trúc. Sau đó, chủ nghĩa tối giản mờ nhạt dần một thời gian.

Mãi cho đến năm 2010, chủ nghĩa tối giản mới lên ngôi trở lại. Chủ nghĩa tối giản đã và đang “len lỏi” vào lối sống của con người, đặc biệt là thiết kế. Ở khắp mọi nơi, bạn có thể nhận thấy các thiết kế website gọn nhẹ, đầy “khoảng trống”. Các newsfeed trên Instagram tràn ngập các thiết kế phẳng. Các thương hiệu doanh nghiệp mang tinh thần ngày một đơn giản.

Thiết kế tối giản xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực thiết kế

Thiết kế logo tối giản

Chủ nghĩa tối giản đặc biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này. Bởi logo chỉ là những hình rất nhỏ và đòi hỏi sự chú ý ngay tức khắc. Trường phát thiết kế tối giản chắc chắn sẽ là một “công cụ” hữu hiệu để giải quyết yêu cầu này. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp qua những hình ảnh đơn giản của logo. Vì logo chỉ là những “bé xíu” nên càng tối giản sẽ càng thu hút người xem.

Thiết kế logo tối giản

Mặc dù tên gọi là trường phái tối giản nghĩa là hết sức đơn giản, nhưng thật ra nó lại rất phong phú về mặt thể loại. Trong thiết kế logo, trường phái tối giản nổi bật nhất bao gồm hình học (geometric design), thiết kế hình phẳng (flat line design), và thiết kế typographic (stark typographic design).

Những logo hoàn hảo là sự tổng hòa giữa hình khối và typography, trong một concept lớn. Ví dụ như logo của Andrey Karpov cho một doanh nghiệp hàng không. Bạn có thể thấy hình máy bay được tạo bởi ký tự “A” và “P” (là 2 ký tự trong từ airplane – máy bay).

Thiết kế Web và ứng dụng trên di dộng  

Ngày nay, smartphone phát triển nhanh chóng kèm theo sự “nảy nở” của thiết kế web và ứng dụng điện thoại. Các doanh nghiệp thời nay đều có một website riêng. Nhưng làm thế nào để thu hút người xem phụ thuộc rất nhiều vào sáng tạo của các designers. Thế giới web và di động thì vô cùng phong phú. Có những trang web và ứng dụng rất hào nhoáng cầu kỳ. Bên cạnh đó cũng sẽ có những thiết kế đi theo trường phái tối giản.

Với xu hướng hiện nay, những trang web và ứng dụng có thiết kế đơn giản. Bên cạnh đó vẫn rõ ràng và đầy đủ  tính năng, thông tin sẽ có sức hút.

Vì vậy thị trường hiện nay lấy tối giản làm “tiêu chuẩn vàng” mới dành cho thiết kế Web và App. Các bản thiết kế cần tăng những “khoảng trắng” giữa các thành tố, giới hạn sử dụng các tông màu và font chữ khác nhau. Đồng thời cần hạn chế sự lộn xộn từ thanh điều hướng và các nút tiện ích trong ứng dụng.

Thiết kế bao bì tối giản

Đôi khi sự tối giản làm nên một nét sang trọng đến lạ kì. Nếu đặt hai sản phẩm lên bàn cân, một sản phẩm có thiết kế tối giản và một sản phẩm có thiết kế rườm rà. Nhiều khả năng khách hàng sẽ chọn sản phẩm của thiết kế bao bì tối giản.

Thiết kế bao bì tối giản

Có một số thiết kế bao bì rất thành công khi áp dụng trường phái tối giản như CoCa Cola, Channel, Starbuck, D&G…

Thiết kế bìa sách 

Bìa sách chính là bộ mặt của cả cuốn sách và cũng là ấn tượng ban đầu của các độc giả. Vì thế bìa sách cũng góp phần rất lớn vào thành công của cuốn sách đó. Vì thế thiết kế bìa sách rất quan trọng. Hiện nay các bìa sách tối giản cũng rất được ưa chuộng. Đây là bí quyết có thể giúp cuốn sách trở nên nổi bật trong một rừng các bìa sách được thiết kế màu mè và cầu kỳ.

Ngày nay, ngày càng nhiều nhà xuất bản nhận thấy tầm quan trọng của thị trường sách trực tuyến. Vì vậy việc các designer cần chú ý để sáng tạo những bản thiết kế bìa sách thân thiện hơn trong môi trường sách kỹ thuật số (dưới dạng thumbnail).

Áp dụng thiết kế tối giản

Điều quan trọng và cần lưu ý khi đi theo trường phái này là sự giới hạn các chi tiết một cách triệt để. Trước tiên bạn phải xác định hình mẫu chủ đạo rồi dần dần lên ý tưởng. Ban đầu lúc mới lên ý tưởng có thể vẽ hết các chi tiết rồi sau đó sẽ xem xét và lược bỏ những yếu tố không cần thiết. Vì vậy bạn phải lựa chọn một cách cẩn thận các thành tố trong thiết kế từ màu sắc, hình khối, font chữ,…

Áp dụng thiết kế tối giản

Màu sắc 

Theo như nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa tối giản, bản thiết kế phải chứa đựng nhiều khoảng trắng. Tuy nhiên màu sắc vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bình thường bạn có thể sử dụng hàng chục tông màu, với tối giản bạn chỉ nên sử dụng từ một đến hai trong mỗi một thành tố thiết kế. Ví dụ như phần thanh điều hướng trong ứng dụng chỉ dùng 1 màu sắc duy nhất, và nhất quán màu sắc trong các tính năng.

Lưu ý thêm là với các dự án thiết kế lớn như website hay bìa sách, bạn có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của một màu sắc. Tuy nhiên hãy giữ sự đồng nhất về màu sắc trong bản thiết kế.

Font chữ 

Font không chân (sans serif font) luôn là lựa chọn số một trong các bản thiết kế tối giản. Nhưng bạn vẫn có thể tham khảo những font chữ có chân (serif font) nếu cảm thấy phù hợp.

Kết luận:

Trong một thế giới bận rộn, chúng ta thường lựa chọn những điều nhẹ nhàng, dễ chịu? Vậy nên các designers nên áp dụng phong cách thiết kế này nhiều hơn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của MMA sẽ giúp ích cho các bạn. Với một số người thì có thể họ sẽ rất “tôn sùng” và đi theo nó. Một bộ phận designers khác thì đơn giản là muốn thay đổi phong cách thiết kế. Hãy luôn cân bằng giữa xu hướng và cá tính. Là chính mình trong thiết kế sẽ giúp bạn gặt hái nhiều thành công.

Master Media hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kiến thức mới mẻ cho bạn. Đặc biệt trong ngành Thiết kế đồ họaThiết kế đồ họa Game & hoạt hình 3D!

Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Facebook: Master Media Academy

Tác giả

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và 3D game, tôi đã đồng hành cùng nhiều dự án lớn nhỏ. Từ những nhân vật sống động cho đến những cảnh quan tuyệt đẹp, tôi đều tạo ra bằng cả trái tim. "Biến ý tưởng thành hiện thực, đó là đam mê của tôi!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.