Top 9+ định dạng file thiết kế thông dụng mà desgner nên biết
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm dùng để xử lý hình ảnh và thiết kế đồ họa nên sẽ có đa dạng định dạng file thiết kế tương ứng. Đây cũng là điều khó khăn cho các designer khi phân biệt và sử dụng các định dạng file này. Tìm hiểu kỹ hơn về một số định dạng phổ biến hiện nay với Master Media qua nội dung dưới đây.
Định dạng file thiết kế JPG hay JPEG
JPG hay JPEG là định dạng ảnh 16bit có sự kết hợp của màu sắc đỏ, xanh dương và xanh lá nhằm hiển thị màu sắc bức ảnh. Định dạng file JPG được sử dụng phổ biến với nền tảng mạng Internet và máy ảnh kỹ thuật số, các thiết bị điện thoại, màn hình LCD…
Đặc biệt, định dạng này có khả năng nén dung lượng khá tốt nhưng chất lượng sẽ giảm. Bạn sẽ nhìn thấy được những điểm mờ và mất nét đối với vùng ảnh khi phóng to bức hình. Do vậy, ảnh JPG được sử dụng chủ yếu hiển thị trên thiết bị điện tử mà ít để chỉnh sửa, in ấn chuyên nghiệp.
Định dạng PNG chất lượng cao
Bạn có biết, PNG là định dạng file thiết kế có đặc biệt là khả năng nén không làm mất dữ liệu gốc hay chất lượng file ban đầu. Đây là định dạng có khả năng hỗ trợ hình nền trong suốt nên các loại hình ảnh tách nền sẽ lưu dạng đuôi ảnh PNG.
Cụ thể, các hình logo không nền dưới dạng PNG sẽ dễ dàng gắn lên bất kỳ đâu mà không hề có viền xung quanh. File PNG có dung lượng lớn hơn JPEG và GIF nên không được sử dụng cho các website, trừ logo có hiệu ứng mờ và trong suốt. Đây cũng là một trong các dạng file khá được nhiều người sử dụng khi cần chèn logo, chữ vào hình ảnh khác.
Định dạng file thiết kế PDF
Một lựa chọn định dạng file tiết theo được nhiều người sử dụng là PDF. Đây là một định dạng phổ biến trong in ấn với khả năng chứa hình ảnh và văn bản dạng hình ảnh. Định dạng PDF sẽ không bị thay đổi hiển thị ở bất cứ môi trường nào như điện thoại di động hay máy tính…
Lưu ý file PDF sẽ bị hạn chế khả năng chỉnh sửa nội dung, được dùng để xuất bản là chủ yếu. Nhiều người sao khi đã tạo văn bản Word sẽ lưu thêm định dạng PDF để gửi cho người khác để tránh tình trạng lỗi font chữ. Đặc biệt, định dạng PDF thích hợp dùng cho các file thiết kế phức tạp như Ai hay PSD khi đem đi in ấn. Ngoài ra, file PDF có kích thước nhỏ nên dễ dàng chia sẻ với người dùng khác.
Định dạng GIF để tạo ảnh động
Một lựa chọn định dạng file thiết kế tiếp theo cũng khá phổ biến và lâu đời là GIF. GIF là tập tin màu 8-bit, giới hạn tối đa 256 màu. Lưu ý các hình ảnh phức tạp sẽ có nhiều tone màu nên nếu chuyển đổi sang định dạng GIF sẽ xuất hiện nhiều khoảng màu bị mất đi.
Tập tin GIF có dung lượng nhỏ hơn JPEG nhiều lần do số lượng màu ít. Ngoài ra, người dùng có thể tạo ảnh động GIF ấn tượng và dễ tương thích trên nhiều trình duyệt để upload. Hình ảnh GIF không bị mất dữ liệu khi nén nên chất lượng khá ổn.
Định dạng TIFF tiêu chuẩn của ngành in
Định dạng file thiết kế TIFF được xem là tiêu chuẩn trong ngành in ấn chuyên nghiệp. Thông thường tập tin TIFF sẽ có kích thước lớn hơn nhiều so với loại định dạng JPEG. Đặc biệt hơn, theo Master Media chia sẻ, tập tin TIFF có khả năng nén không bị mất dữ liệu so với ban đầu.
Hiện nay, nhiều dòng máy ảnh đời mới đã có tùy chọn ảnh TIFF mang đến bộ ảnh chất lượng hơn JPEG nhưng dung lượng sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với file RAW. Ngoài ra, file TIFF tương thích với đa dạng thiết bị và hoàn toàn chỉnh sửa được theo nhu cầu. Sở hữu chất lượng ảnh tốt, đọc được màu sắc hệ CMYK nên định dạng TIFF được nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nhà xuất bản sử dụng nhiều.
Định dạng EPS dùng trong in ấn
EPS là một định dạng file dùng để lưu các sản phẩm đồ họa như logo, bản vẽ, hình ảnh dạng vector. Đây là định dạng file thiết kế phù hợp cho lĩnh vực in ấn, rất ít khi sử dụng cho hiển thị trực tuyến.
Định dạng thiết kế EPS được xây dựng trên nền tảng vector nên người dùng dễ dàng tăng kích thước mà chất lượng không thay đổi. Định dạng EPS dễ dàng chuyển đổi sang định dạng JPEG, PDF, TIFF để giảm dung lượng. Trong đó, phần mềm như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Corel Draw… được sử dụng chủ yếu để chuyển định dạng EPS theo ý muốn.
Định dạng RAW phổ biến trong nhiếp ảnh
Không chỉ có các định dạng thiết kế trên mà RAW cũng là dạng tệp tin phổ biến hiện nay. Định dạng file thiết kế RAW chính là các bức ảnh thô sơ không thông qua xử lý hay nén. Do đó, các thông số điều kiện chụp ảnh về ánh sáng, màu sắc, độ cân bằng trắng, tương phản giống y như bản gốc. Dạng file này được các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế dễ dàng chỉnh sửa mà không ảnh hưởng chất lượng ban đầu.
Tuy nhiên bạn nên biết dung lượng file RAW khá lớn bởi chứa nhiều thông tin. Đây là loại định dạng thích hợp trong nhiếp ảnh và chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Hình ảnh RAW không tương thích với nhiều thiết bị mà nhiều trường hợp phải có phần mềm đọc dễ dàng.
Định dạng SVG
SVG được viết tắt từ tên tiếng anh Scalable Vector Graphics, là định dạng đồ họa vector mô tả đối tượng hình ảnh hai chiều. SVG được phát triển bởi tổ chức World Wide Web Consortium (W3C). Điểm nổi bật của SVG là khả năng mở rộng nhưng không làm giảm chất lượng hình ảnh.
SVG hoạt động dựa trên các đối tượng đường thẳng, đường cong, hình tròn và hình chữ nhật được vẽ dựa trên tọa độ không gian hai chiều. Chính vì thế mà hình ảnh SVG không phụ thuộc độ phân giải hay kích thước cố định. SVG chỉ lưu trữ các tọa độ và thuộc tính đối tượng để tối ưu hóa dung lượng file. File SVG có đuôi “.svg” và được tạo bằng nhiều phần mềm, tương thích với mọi trình duyệt hiện đại.
Xem thêm: SVG là gì
Định dạng file thiết kế Ai
Ai là định dạng tạo bởi phần mềm thiết kế chất lượng Adobe Illustrator. Đây là loại định dạng file đồ họa vector có khả năng phóng to thu nhỏ nhưng chất lượng sản phẩm không thay đổi.
Bạn nên lưu ý nếu định dạng Ai được lưu thì dung lượng giữ nguyên nên dung lượng rất nặng. Nhiều người dùng sẽ lưu lại thành file .eps hoặc .pdf để in ấn nhanh chóng mà không mất dữ liệu. Bạn có thể mở và sửa đổi định dạng. Ai trong các phần mềm After Effects, Cinema 4D, Maya… dễ dàng theo nhu cầu của bạn.
Định dạng PSD dễ dàng trong thiết kế
Loại định dạng thiết kế PSD là một tệp được lưu dưới dạng các lớp layer để bạn có thể làm việc dễ dàng. Bạn cũng có thể chuyển thành định dạng khác của file PSD để sử dụng như .JPEG, .GIF, .TIFF…. Lưu ý nếu bạn lưu file dưới định dạng khác mà không phải .psd thì sẽ không chỉnh sửa lại được. Chính vì vậy mà bạn nên lưu 1 bản sao PSD khác phòng khi bạn cần chỉnh sửa lại.
Định dạng PSD xây dựng trên nền tảng Raster nên khi phóng to ảnh vượt quá ban đầu thì không đảm bảo chất lượng. Nhiều nhà thiết kế có thể sử dụng file ảnh PSD hoặc AI tùy theo nhu cầu của bản thân mình.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Trên đây là các dạng định dạng file thiết kế khác nhau được sử dụng phổ biến hiện nay. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn để chọn cho mình file thích hợp nhất. Hãy liên hệ Master Media nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm về thiết kế đồ họa!