SVG là gì? Ưu nhược điểm của SVG trong thiết kế
Bạn có biết việc hiển thị hình ảnh trên nhiều thiết bị có kích thước màn hình khác nhau là khó khăn lớn. Trong đó, SVG đang trở thành một giải pháp hữu ích nhiều nhà thiết kế lựa chọn. Vậy SVG là gì? Ưu nhược điểm của SVG như thế nào mà lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Master Media khám phá về SVG trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm SVG là gì?
SVG được viết tắt từ tên tiếng anh Scalable Vector Graphics, là định dạng đồ họa vector mô tả đối tượng hình ảnh hai chiều. SVG được phát triển bởi tổ chức World Wide Web Consortium (W3C). Điểm nổi bật của SVG là khả năng mở rộng nhưng không làm giảm chất lượng hình ảnh.
SVG hoạt động dựa trên các đối tượng đường thẳng, đường cong, hình tròn và hình chữ nhật được vẽ dựa trên tọa độ không gian hai chiều. Chính vì thế mà hình ảnh SVG không phụ thuộc độ phân giải hay kích thước cố định. SVG chỉ lưu trữ các tọa độ và thuộc tính đối tượng để tối ưu hóa dung lượng file. File SVG có đuôi “.svg” và được tạo bằng nhiều phần mềm, tương thích với mọi trình duyệt hiện đại.
Xem thêm: Top 9+ định dạng file thiết kế thông dụng
Ưu điểm của SVG là gì?
Theo Master Media chia sẻ thì SVG mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn định dạng hình ảnh khác. Cụ thể các ưu điểm cũng là lý do chính mà bạn nên sử dụng SVG cho dự án như sau:
Kích thước file SVG nhỏ và dễ nén
Hình ảnh SVG dạng văn bản và chứa các đoạn mã có thể lặp đi lặp lại nên việc nén dữ liệu rất tốt. Khi sử dụng thuật toán nén thì dung lượng của file SVG sẽ giảm đáng kể mà không ảnh hưởng chất lượng. Nhờ vậy mà trang web tải nhanh hơn cũng như tiết kiệm băng thông.
Hiển thị sắc nét với mọi màn hình
Ưu điểm nổi bật nhất của SVG là gì? Đó là khả năng hiển thị sắc nét trên mọi loại màn hình như thiết bị di động, máy tính. File SVG không bị vỡ hình khi phóng to hay thu nhỏ giúp hiển thị rõ nét trên màn hình retina. Bạn không phải mất thời gian tạo các phiên bản hình ảnh cho từng kích thước màn hình.
Dễ dàng tương tác, tạo ảnh động
Dưới sự hỗ trợ của CSS và JavaScript thì bạn sẽ dễ dàng thêm hiệu ứng động cho hình ảnh SVG. Điều này giúp trang web trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Cụ thể, bạn có thể thay đổi màu sắc, vị trí, cho thêm hiệu ứng động mượt mà không cần dùng file ảnh động lớn như GIF.
SVG hỗ trợ đa nền tảng
Ưu điểm của SVG là gì? SVG được hỗ trợ đầy đủ trên tất cả các trình duyệt như Internet Explorer 9 trở lên. Do đó mà hình ảnh SVG sẽ được hiển thị đúng trên hầu hết các thiết bị. .
Tốc độ tải trang nhanh hơn
Việc tải nhanh trang web là yếu tố quan trọng nhất đối với trải nghiệm người dùng hiện nay. SVG giúp cải thiện tốc độ tải trang thông qua việc kích thước file nhỏ và khả năng nhúng trực tiếp vào mã HTML. Có nghĩa trình duyệt không cần tải về file hình ảnh riêng biệt giúp tiết kiệm tài nguyên.
Nhược điểm của SVG là gì?
Bên cạnh những ưu điểm trên thì SVG cũng có nhược điểm riêng. Dưới đây là một số hạn chế của định dạng SVG mà bạn cần lưu ý khi sử dụng.
SVG không phù hợp cho hình ảnh chi tiết
SVG hoạt động hiệu quả với hình ảnh có cấu trúc đơn giản, ít chi tiết. Trường hợp bạn cần hiển thị bức ảnh chụp phức tạp có nhiều màu sắc thì JPEG hay PNG vẫn là sự lựa chọn tốt hơn.
Khó chỉnh sửa SVG trực tiếp
SVG là ngôn ngữ dựa trên XML nên việc chỉnh sửa trực tiếp mã nguồn trở nên phức tạp. Để tạo hoặc chỉnh sửa hình ảnh SVG thì nhà thiết kế cần các công cụ chuyên dụng như Adobe Illustrator, Inkscape. Đối với người dùng không quen thuộc mã XML thì chỉnh sửa file SVG sẽ mất nhiều thời gian.
Các trường hợp nên sử dụng SVG
Đối với các trang web hiện đại với xu hướng thiết kế phẳng và giao diện đơn giản thì SVG là một công cụ không thể thiếu. Một số tình huống mà bạn nên cân nhắc sử dụng SVG như sau:
- Logo và biểu tượng có yêu cầu độ rõ nét cao trên mọi thiết bị cũng như kích thước màn hình. Chính vì thế SVG là lựa chọn thích hợp để đảm bảo rằng logo luôn sắc nét và chuyên nghiệp.
- Bạn cần tạo các hình ảnh minh họa như biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh vector thì SVG sẽ giúp giảm dung lượng hiệu quả.
- SVG có khả năng hỗ trợ tương tác và hiệu ứng động rất thích hợp cho các trang web chứa yếu tố tương tác. Ví dụ như web có trò chơi trực tuyến, đồ họa động hay ứng dụng web phức tạp.
Công cụ hỗ trợ SVG hiệu quả
Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để làm việc với SVG hiệu quả. Cụ thể một số lựa chọn phổ biến khi làm việc SVG như sau:
Ứng dụng Desktop
- Adobe Illustrator: Phần mềm đồ họa vector được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết kế.
- CorelDraw: Phần mềm thiết kế đồ họa vector có nhiều tính năng.
- Inkscape: Ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở thích hợp các dự án nhỏ.
Công cụ trực tuyến
- Method Draw: Công cụ chỉnh sửa SVG trực tuyến dễ sử dụng.
- SVG Edit: trình chỉnh sửa SVG trực tuyến với đa dạng tính năng cơ bản.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
SVG là gì đã được mô tả chi tiết qua nội dung trên. Đây là một định dạng hình ảnh thích hợp cho dự án web hiện đại bởi khả năng hiển thị sắc nét và kích thước file nhỏ. Nếu bạn còn vướng mắc, hãy liên hệ Master Media để được tư vấn.