Art Director là gì? Khám phá công việc của Giám đốc nghệ thuật

Art Director là gì? Khám phá công việc của Giám đốc nghệ thuật

Art Director là vị trí mơ ước của rất nhiều người làm sáng tạo và nghệ thuật chuyên nghiệp. Vậy Art Director là gì và tại sao lại khiến người ta khao khát đến thế? Sau đây Master Media sẽ cùng bạn khám phá câu trả lời.

Art Director là gì?

Art Director, hay Giám đốc Nghệ thuật, là vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, công ty, hoặc dự án về sáng tạo nghệ thuật. Vị trí này phụ trách toàn bộ nhân sự trong một ekip. Đồng thời họ cũng quản lý các quy trình để tạo nên phong cách nghệ thuật và hình ảnh trực quan cho một sản phẩm dự án. Sản phẩm dự án có thể là báo, tạp chí, website, sản phẩm thiết kế đồ họa, video ca nhạc, thậm chí một bộ phim. Những sản phẩm này sẽ được thể hiện theo phong cách nào, hình ảnh ra sao, có đẹp mắt, có chiều sâu và chạm đến trái tim người xem. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào Art Director và đội ngũ nhân viên sáng tạo của mình.

Art Director là gì?
Art Director là gì?

Công việc của một Art Director là gì?

Rất khó để ghi đầy đủ mọi công việc của một Art Director. Bởi lẽ vị trí này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực sẽ có đặc thù riêng, dẫn đến những công việc riêng của một Art Director. Master Media có thể giúp bạn tham khảo qua một số ví dụ sau:

Trong truyền thông và quảng cáo:

Giám đốc nghệ thuật phụ trách tổng quan về một chiến dịch quảng cáo hoặc truyền thông. Họ sẽ đảm bảo sản phẩm của chiến dịch “đẹp” như ý muốn của thương hiệu. Quan trọng nhất, cái đẹp ấy phải thể hiện được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Sản phẩm của các chiến dịch này có thể là banner quảng cáo, video ca nhạc, bộ sưu tập ảnh, thậm chí phim ngắn… Thông thường Art Director chỉ phụ trách cho các chiến dịch lớn với kinh phí cao.

Trong xuất bản:

Art Director quyết định về phong cách lâu dài của các ấn phẩm bao gồm sách, báo, tạp chí… Họ duyệt các ý tưởng về bố cục, cách dàn trang, trang bìa của các ấn phẩm trên.

Trong điện ảnh:

Giám đốc Nghệ thuật tư vấn và hợp tác với Đạo diễn để quyết định phong cách nghệ thuật của các bộ phim. Phim nên theo hướng hoài cổ, hay hiện đại, màu phim nên ra sao, thậm chí phục trang, thiết kế bối cảnh nên được xây dựng như thế nào? Họ sẽ đưa ra tư vấn, định hướng và quản lý đội ngũ sáng tạo của mình để triển khai.

Công việc của một Art Director là gì?
Công việc của một Art Director là gì?

Công việc của các Art Director ở nhiều lĩnh vực khác nhau vẫn có một số điểm giao thoa nhất định. Nếu tóm lược lại, họ sẽ phụ trách những phần việc chung như sau:

  • Tiếp nhận yêu cầu, trao đổi và thỏa hiệp với khách hàng hoặc đối tác.
  • Tạo ra ý tưởng về concept – phong cách và diện mạo của sản phẩm nghệ thuật.
  • Lên kế hoạch thực hiện cùng thời gian và chi phí đi kèm.
  • Điều phối nhân sự thực hiện, tuyển dụng nhân sự mới nếu cần.
  • Giám sát tiến độ thực hiện, tư vấn và phê duyệt các sản phẩm do nhân viên thực hiện.
  • Cập nhật và liên tục trao đổi với đối tác, khách hàng để thực hiện dự án đúng yêu cầu.
  • Theo dõi tiến độ ra mắt dự án, xác định hiệu quả.

Công việc Art Director ngầu cỡ nào?

Qua những chia sẻ ở trên, có lẽ không ít bạn đọc đã hình dung được tầm quan trọng của vị trí Art Director. Họ chính là những người quản lý cấp cao, vị trí gần như đứng đầu trong các lĩnh vực về nghệ thuật. Họ vừa là một nghệ sĩ, nhưng đồng thời cũng là một nhà lãnh đạo. Các Art Director chỉ đảm nhận những dự án với kinh phí và quy mô lớn. Do đó những sản phẩm nghệ thuật do họ và ekip thực hiện sẽ có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. Những sản phẩm đấy có thể xuất hiện trong phạm vi rộng lớn.

Ví dụ như một cuốn tạp chí xuất bản và phát hành trên toàn quốc. Hoặc một bộ phim ra mắt tại các rạp chiếu lớn nhỏ, hoặc trên Netflix. Một khi các sản phẩm nghệ thuật thành công, Art Director sẽ là một trong những người được biết đến và công nhận đầu tiên. Bạn có thể hình dung những thành tựu đó đáng mơ ước và khao khát đến mức nào. 

Công việc Art Director ngầu cỡ nào?
Công việc Art Director ngầu cỡ nào?

Để trở thành một Art Director cần có những tố chất và kỹ năng nào?

Không phải ai cũng có thể trở thành Art Director. Nhưng Art Director có thể là bất cứ ai, với những người đủ đam mê với bền bỉ với công việc nghệ thuật. Những tố chất và kỹ năng tiêu biểu nhất của một Giám đốc Nghệ thuật chuyên nghiệp bao gồm:

Tài năng: bao gồm khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật xuất sắc. Art Director là vị trí đứng đầu về chuyên môn nghệ thuật trực giác. Bởi vậy họ nhất định cần có tài năng để đủ sức đảm nhận những dự án có độ khó cao.

Tầm nhìn: Trước khi bắt tay thực hiện các dự án lớn, Art Director cần có tầm nhìn xa về cách dự án có thể hoạt động. Đồng thời họ cần biết nhìn nhận về tính hiệu quả, các ảnh hưởng mà dự án có thể mang đến. Họ cũng cần biết nhìn ra bối cảnh chung khi dự án ra đời sẽ như thế nào. Tầm nhìn xa đó sẽ giúp họ có các chiến lược và tạo ra một sản phẩm đúng đắn, đúng thời điểm, cho ra hiệu quả cao.

Quản lý: Không chỉ là nghệ sĩ, Art Director còn là một lãnh đạo. Bởi vậy họ cần có tố chất hoặc trau dồi thêm các kỹ năng về quản lý con người. Họ sẽ đứng đầu và phụ trách cả một ekip để thực hiện dự án từ đầu đến cuối. Bởi vậy họ cần biết cách làm việc, tạo tầm ảnh hưởng, điều phối nhiều thành viên khác nhau.

Lời kết

Như bạn có thể thấy, Giám đốc Nghệ thuật là một vị trí rất quan trọng trong Nghệ thuật nói chung và các lĩnh vực nhỏ khác nói riêng. Nếu bạn muốn đi xa và thành công với Nghệ thuật, đây là một vị trí mà bạn có thể lựa chọn để phấn đấu. Để có thể đạt được vị trí cao trong ngành mỹ thuật đòi hỏi một quá trình học tập và phấn đấu lâu dài. Với khóa học thiết kế đồ họa của MMA sẽ giúp bạn tạo dựng một nền tảng vững chắc trong ngành mỹ thuật. Master Media hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu Art Director là gì và những thông tin bổ ích đi kèm.

 

Xem thêm

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.