Bạn biết gì về mỹ thuật? Ngôn ngữ của ngành mỹ thuật là gì?

Bạn biết gì về mỹ thuật? Ngôn ngữ của ngành mỹ thuật là gì?

Bạn biết đến mỹ thuật khi nào? Có phải từ lúc học vỡ lòng, lần đầu chạm tay vào chiếc bút chì và những trang giấy vẽ? Đa số chúng ta cho rằng mỹ thuật là vẽ tranh. Tuy nhiên khái niệm này rộng lớn hơn thế rất nhiều. Mỹ thuật cũng được thể hiện qua rất nhiều yếu tố, hay những ngôn ngữ khác nhau. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mỹ thuật và ngôn ngữ của ngành mỹ thuật, đặc biệt là về hội họa (hay vẽ tranh). Hãy cùng khám phá với chúng mình nhé!

Mỹ thuật không chỉ là vẽ tranh

Mỹ – nghĩa là cái đẹp nằm trong những thứ mà ta có thể tận mắt nhìn thấy và cảm nhận được.

Thuật – nằm trong nghệ thuật, là những cách thức sáng tạo và độc đáo để thể hiện một tư tưởng, cảm xúc.

Mỹ thuật có thể hiểu là nghệ thuật tạo ra cái đẹp hữu hình, có thể nhìn và cảm nhận bằng mắt thường. Cũng bởi vậy mà mỹ thuật còn có một “từ đồng nghĩa” khác là nghệ thuật thị giác, hay visual art.

Mỹ thuật không chỉ là vẽ tranh
Mỹ thuật không chỉ là vẽ tranh

Cái đẹp về thị giác được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ dừng lại ở những bức tranh đẹp. Đó còn là những bức tượng điêu khắc, những thiết kế quảng cáo ta thấy thường ngày. Vì vậy mỹ thuật đơn giản chỉ là tranh vẽ. Lĩnh vực này rộng lớn hơn rất nhiều, bao hàm 3 lĩnh vực nhỏ phổ biến sau đây:

  • Hội họa: sáng tạo hình vẽ trực tiếp trên bề mặt 2 chiều thuộc nhiều chất liệu khác nhau (giấy, sơn mài, lụa…). Tác phẩm hội họa mang tính độc nhất, chỉ có 1 tác phẩm do chính họa sĩ tạo ra.
  • Đồ họa: sáng tạo hình vẽ dùng cho mục đích in ấn. Thường là các khuôn mẫu cho in lịch, tranh dân gian ngày xưa hoặc thiết kế quảng cáo, truyền thông ngày nay.
  • Điêu khắc: tạo các mô hình định dạng 2 – 3 chiều với nhiều chất liệu khác nhau.

Các ngôn ngữ của ngành mỹ thuật

Chúng ta có thể tạo ra mỹ thuật bằng cách nào? Cách duy nhất là tìm hiểu và vận dụng tốt các thành phần tạo ra mỹ thuật. Nói cách khác, đó chính là những ngôn ngữ của ngành mỹ thuật. Trong phạm vi bài viết hôm nay, Master Media sẽ giới thiệu về các ngôn ngữ thường sử dụng cho hội họa và đồ họa. Chúng ta có 2 loại ngôn ngữ chính: các yếu tố cơ bản và luật cơ bản.

Các yếu tố cơ bản

Hình dạng – Shape

Hình dạng là các hình vẽ được tạo thành theo kích thước 2 chiều là chiều rộng và chiều cao. Các hình dạng phổ biến trong mỹ thuật bao gồm hình vuông, chữ nhật, tam giác, tròn, ovan, hình đa giác.

Hình khối – Form

Hình khối giống như một loại hình mở rộng của hình dạng. Hình khối cũng được tạo nên từ kích thước chiều rộng  và chiều cao. Tuy nhiên loại hình này còn có thêm kích thước chiều sâu. Từ đó hình khối mang hiệu ứng không gian 3 chiều. Hình khối có phần sinh động và chân thực hơn so với hình dạng. 

Hình dạng và Hình khối
Hình dạng và Hình khối

Đường nét – Line

Đường nét chính là những đường cơ bản được tạo thành một cách có chủ đích để tạo hình vẽ. Các đường nét sẽ được tạo hình, kết nối với nhau để tạo ra những hình vẽ theo chủ ý của họa sĩ. Các loại đường nét phổ biến bao gồm: đường thẳng, cong, đứt đoạn, lượn sóng, đường vuông góc, song song…

Màu sắc – Color

Không thể thiếu tên Màu sắc khi nhắc đến các ngôn ngữ của ngành mỹ thuật. Màu – chính là những xanh, đỏ, tím, vàng … mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng ta có những bảng màu vô cùng đa dạng. Vận dụng tốt và linh hoạt màu sắc sẽ mang đến hiệu ứng khó tin cho tác phẩm hội họa. 

Chất liệu – Texture

Có thể bạn không tin nhưng chất liệu cũng là một trong những ngôn ngữ của ngành mỹ thuật. Cụ thể tại đây là ngành hội họa. Các họa sĩ có thể tạo cảm giác của chất liệu thông qua sáng tạo trên tác phẩm của mình. Họ có thể mô phỏng trên hình vẽ để người xem biết được món đồ trong hình được làm từ gỗ hay đá, vải hay giấy, sần sùi hay mượt mà… 

Không gian – Space

Không gian trong mỹ thuật ám chỉ về khoảng không được tái hiện trong một tác phẩm cụ thể. Một tác phẩm cho ít không gian trống có thể nhằm mục đích tạo cảm giác gò bó, chật hẹp. Ngược lại, tác phẩm với không gian trống lớn có thể tạo hiệu ứng thoải mái, tự do, hoặc cô đơn trống trải.

Không gian - Space
Không gian – Space

Sắc độ – Value

Sắc độ chính là mức độ đậm nhạt của từng màu sắc. Một màu có thể chia thành hai sắc độ khác nhau, tương ứng với độ đậm nhạt khác nhau. Phân biệt được những khác biệt tinh tế này và biết cách sử dụng chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi sáng tạo mỹ thuật.

Các luật cơ bản trong mỹ thuật

  • Luật cấu trúc: cơ sở về cách sắp xếp, tổ chức của một vật thể, cơ thể, hoặc một hệ thống hoàn chỉnh nhất định. Các luật cấu trúc phổ biến gồm: cấu trúc địa hình, cấu trúc động vật, cấu trúc thực vật, cấu trúc kiến trúc. 
  • Luật bố cục: là cách sắp xếp, tổ chức của các chi tiết trong một tổng thể nhằm tạo tính cân đối và nổi bật chi tiết chính. Ví dụ như bố cục của một bức tranh, làm sao để các chi tiết trong tranh được sắp xếp hợp lý, đúng với vai trò của mình và hỗ trợ chi tiết chính nổi bật.
  • Luật xa gần: bao gồm cách thể hiện không gian lên mặt phẳng để tạo hiệu ứng từ xa đến gần. Họa sĩ có thể dùng nhiều ngôn ngữ trong ngành mỹ thuật. Từ đường nét, hình khối, cho đến màu sắc…
  • Luật giải phẫu: các kiến thức về kết cấu của cơ thể con người. Nắm vững luật giải phẫu giúp họa sĩ tạo nên những bức tranh chân dung và mô tả con người chân thực nhất.
Các luật cơ bản trong mỹ thuật
Các luật cơ bản trong mỹ thuật

Tạm kết

Trên đây là bài viết về mỹ thuật nói chung và những ngôn ngữ của ngành mỹ thuật – hội họa và đồ họa nói riêng. Master Media hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin có ích và giúp bạn thêm góc nhìn mới về lĩnh vực nghệ thuật này.

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.