Bạn đã thực sự hiểu CGI là gì chưa?

Bạn đã thực sự hiểu CGI là gì chưa?

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về CGI và sự “thần kỳ” của CGI trong phim ảnh. Tuy vậy không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu sâu về khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, Master Media sẽ giúp bạn khám phá công nghệ CGI là gì. Bên cạnh đó là những ứng dụng cụ thể của công nghệ này. Chúng ta bắt đầu ngay nhé!

CGI là gì?

CGI là viết tắt cho cụm từ Computer-Generated Imagery. Hiểu đúng về mặt ngữ nghĩa, CGI là những hình ảnh được sáng tạo hoàn toàn bằng máy tính. Những hình ảnh này có thể ở bất kỳ định dạng nào, đồ họa 2D hoặc 3D, là dạng ảnh tĩnh hoặc ảnh động. Các hình ảnh CGI thường được dùng để khắc họa những hình ảnh vô thực. Những hình ảnh này chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng, không thể tái hiện để quay và ghi hình trực tiếp. 

CGI là gì?
CGI là gì?

Đến đây chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc CGI khác gì với VFX. Thực tế thì VFX viết tắt cho Visual Effects hay Kỹ xảo điện ảnh. VFX là cả một quá trình bao gồm nhiều bước phức tạp. Quy trình này không giới hạn ở hình ảnh thị giác, bao gồm cả hiệu ứng âm thành. Có thể hiểu CGI giống như một thành phần, một bước thuộc về quy trình VFX rộng lớn và phức tạp.

Lịch sử ra đời của CGI

Có thể bạn không tin nhưng CGI xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1973, thế giới được chiêm ngưỡng bộ phim đầu tiên sử dụng công nghệ CGI. Đó là Westworld của đạo diễn Michael Crichton. Bộ phim đánh dấu bước phát triển quan trọng trong thế giới công nghệ nói chung và ngành làm phim nói riêng.

Trong những năm sau đó, thế giới tiếp tục đón nhận loạt phim bom tấn sử dụng CGI. Tiêu biểu là những cái tên như Star Wars (1977), Tron (1982), Golgo 13: The Professional (1983), The Last Starfighter (1984).

Phim Westworld 1993
Phim Westworld 1993

Thập niên đột phá của CGI

Nửa đầu thập niên 90, công nghệ CGI tiếp tục cho thấy bước phát triển đột phá qua các bộ phim mới. Điển hình là Jurassic Park (1993). Bộ phim gây ấn tượng mạnh qua mô hình khủng long được xây dựng sống động như thật. Năm 1995, bộ phim hoạt hình đầu tiên sử dụng 100% công nghệ CGI ra đời. Đó là tác phẩm Toy Story 1 của xưởng phim hoạt hình Pixar. Thành công của bộ phim đã trở thành động lực đã Pixar cho ra đời rất nhiều tác phẩm kinh điển. Tiêu biểu như Công Ty Quái Vật (Monster Inc.), Đi Tìm Nemo (Finding Nemo)… 

Toy Story 1
Toy Story 1

Năm 2009, công nghệ CGI phát triển thêm một tầm cao mới qua siêu phẩm Avatar của đạo diễn James Cameron. Kỹ thuật CGI được xây dựng kết hợp với theo dõi chuyển động khuôn mặt diễn viên. Đồng thời bối cảnh của phim được xây dựng bằng máy tính 100%. Tuy nhiên phim không hề bị hạn chế mà trái lại mang đến những khung cảnh phim kỳ ảo và không kém phần kỳ vĩ. Bộ phim đã nhận 3 giải Oscar và trở thành một trong những tác phẩm có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

Xem thêm: VFX là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về VFX.

Ứng dụng và cơ hội nghề nghiệp từ công nghệ CGI

Dễ nhận thấy ứng dụng phổ biến nhất của CGI là hỗ trợ trong ngành làm phim. Tuy nhiên đây không phải lĩnh vực duy nhất sử dụng CGI. Công nghệ này đang dần phổ cập và được ứng dụng rộng rãi trong những lĩnh vực khác. Cụ thể:

Ngành Game

Ngành Game hiện nay cũng gần giống như điện ảnh, rất đầu tư vào khâu hình ảnh trong các tựa Game. Các nhà làm Game sẵn lòng chi số tiền lớn để xây dựng các nhân vật và bối cảnh cầu kỳ đẹp mắt. Đó chính là sở trưởng của công nghệ CGI. Bởi lẽ vậy mà các nghệ sĩ làm CGI hoàn toàn có thể tìm một công việc thú vị trong thị trường ngành Game.

Hoạt hình

Có thể nói phần lớn phim hoạt hình hiện nay đều sử dụng công nghệ CGI. Nếu bạn yêu thích sự sáng tạo, thích nghệ thuật thì ngành hoạt hình luôn có những cơ hội nghề nghiệp về CGI. Các bạn có thể tham khảo những công việc như 3D Modeller, 3D Animator, 3D Artist khi làm ngành hoạt hình.

Jurassic Park 1993
Jurassic Park 1993

Kiến trúc

Có thể bạn không tin nhưng Kiến trúc cũng là một lĩnh vực ứng dụng rộng rãi công nghệ CGI. Cụ thể CGI sẽ giúp các nhà đầu tư, kiến trúc sư xây dựng bản vẽ và mô hình các công trình kiến trúc. Qua đó họ dễ dàng điều chỉnh và hoàn thiện bản thiết kế phức tạp trước khi bắt đầu thi công. Đây là một lĩnh vực đáng cân nhắc nếu bạn yêu thích cái đẹp về kiến trúc. Đồng thời bạn có thể sử dụng tư duy thẩm mỹ và tư duy kỹ thuật công nghệ tốt.

Truyền hình

Công nghệ CGI cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành truyền hình hiện nay. Từ những công đoạn dựng phóng sự kèm kỹ xảo, cho đến kỹ thuật xây dựng bối cảnh trường quay dựa trên phông xanh. Một số chương trình sử dụng công nghệ này bao gồm Bản tin dự báo thời tiết, Chuyển động 24h… Bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc tốt về CGI trong lĩnh vực này.

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa

Tác giả

  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và 3D game, tôi đã đồng hành cùng nhiều dự án lớn nhỏ. Từ những nhân vật sống động cho đến những cảnh quan tuyệt đẹp, tôi đều tạo ra bằng cả trái tim. "Biến ý tưởng thành hiện thực, đó là đam mê của tôi!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: