VFX là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về VFX.
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng làm sao các siêu anh hùng có sức mạnh như vậy? Vì sao khủng long lại xuất hiện ở trong phim hiện đại? Tất cả được tạo nên từ hiệu ứng hình ảnh VFX. Đây kĩ xảo không thể thiếu trong ngành công nghiệp phim Hollywood. Trong bài viết dưới đây, Master Media sẽ giải thích cho bạn tất tần tật mọi thứ về VFX.
VFX là gì?
Visual Effects hay còn được gọi là VFX – là sử dụng công nghệ máy tính để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Các hiệu ứng này có thể được điều chỉnh từ việc điều chỉnh thông số để tạo ra hiệu ứng âm thanh, ma thuật trên màn ảnh nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả. Hay nói một cách đơn giản là: “Biến điều không thể thành có thể trong video”. VFX đóng vai trò quan trọng trong các cảnh quay khó và không thể thực hiện được.
Vai trò của VFX trong ngành công nghiệp điện ảnh.
Để có được một bộ phim hoành tráng hay bom tấn điện ảnh VFX đóng vai trò chủ chốt. Tại thị trường, VFX đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ và vượt qua những giới hạn của mình. Trong lĩnh vực truyền thông giải trí, các sản phẩm như phim điện ảnh, TVC, phim doanh nghiệp,… Ngày càng được đầu tư mạnh tay về khâu hậu kỳ.
Những vị trí và mức lương trong ngành VFX.
Visual Effects (VFX) là một quá trình khá phức tạp, đòi hỏi một đội ngũ làm việc lớn và đa dạng. Điều này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn học ngành công nghệ thông tin, hoạ sĩ minh hoạ,.. Tất cả đều góp vai trò quan trọng trong quá trình dựng nên VFX. Dưới đây là một số vị trí, phòng ban phổ biến trong ngành VFX.
Các vị trí trong ngành VFX.
- Art Department – Phòng Mỹ thuật: Nhiệm vụ của Phòng Mỹ thuật là chịu trách nhiệm biến ý tưởng, kịch bản của đạo diễn từ dạng chữ sang dạng hình ảnh làm sao để mọi người trong team hiểu được. Những người nghệ sỹ làm việc trong mảng này là Concept Artist và Illustrators.
- Pre-viz (Pre-visualisation Artists) – Nghệ sĩ phác thảo và dựng hình: Nhiệm vụ của họ là biến hình ảnh 2D ở phòng Mỹ thuật thành các phim dạng 3D. Quá trình này giúp toàn bộ khâu sản xuất và hậu kỳ có chung một hướng nhìn. Kế hoạch thiết lập camera, diễn viên đi đứng, cử chỉ nét mặt thể hiện chính xác như nào. Tất cả đều được lên kế hoạch ở giai đoạn này.
- Asset Department – Phòng sáng tạo và quản lý các thành phần trong VFX: Các thành phần thiết yếu trong quá trình làm VFX như nhà cửa, đường xá, xe cộ, người, động vật, cây cối,.. Chúng được tạo ra bởi các nghệ sĩ tạo mô hình (Modeling Artists), hoạ sĩ kết cấu (Texture Painters), tạo bóng (shaders) và gắn xương (riggers).
- R&D: Research and Development – Nghiên cứu và phát triển: Các nghệ sĩ VFX ở khâu này sẽ tổng hợp và phân tích yêu cầu dự án. Họ sẽ làm việc cùng đạo diễn để xây dựng các yếu cầu cụ thể cho từng phân đoạn. Nếu cần họ cũng sẽ sáng tạo ra những công cụ và phần mềm mới cho dự án
- Animation – Diễn hoạt: Trong bước này chúng ta cần đến hoạ sĩ diễn hoạt (Animator), họ sẽ là người diễn hoạt tất cả mọi thứ chuyển động trên phim như con kiến bò dưới đất hay là con tàu vũ trụ.
- Matchmove – Kết hợp chuyển động: Công đoạn Match Moving này là kết hợp dữ liệu 3D vào cảnh quay. Nhiệm vụ của các nghệ sĩ kết hợp chuyển động (Matchmove Artists) là sử dụng các cảnh quay thực tế và tạo ra một camera ảo di chuyển y hệt camera quay thật để tạo sự chân thật cho các thành phần 3D.
- FX Simulation – Mô phỏng hiệu ứng: Mô phỏng các hiệu ứng như khói, lửa, nước, tóc,.. Mà ngoài đời thật chúng ta không thể kiểm soát được. Các nghệ sĩ FX thường tạo ra các vụ nổ, tóc bay, máu chảy,.. Công việc này đòi hỏi kỹ thuật công việc đầy kỹ thuật, nhưng tính sáng tạo rất cao.
- Lighting – Ánh sáng: Công việc này chịu trách nhiệm chính cho phần ánh sáng cho toàn bộ các cảnh quay. Họ phải chỉnh sửa ánh sáng trong phân cảnh sao cho các thành phần trong video trở nên chân thực và sống động nhất. Như là chúng đang tồn tại trong chính cảnh quay đó vậy.
- Matte Paint – Vẽ phông: Vẽ phông là quá trình tạo ra bối cảnh, background trên nền phông xanh. Công việc này liên quan đến vẽ tay rất nhiều. Thông thường matte paint sẽ được áp dụng cho các nền và phong cảnh.
- Rotoscoping – Tách nền: Quá trình này là việc chúng ta tách người hoặc vật khỏi nền video. Việc này có thể nhằm mục đích thay nền hoặc chỉnh màu, bố cục mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của video.
- Compositing – Tổng hợp: Công đoạn này là việc sắp xếp tất cả các yếu tố trong một cảnh quay như cảnh quay thật (live action), đồ hoạ vi tính (CGI), 3D, ánh sáng,… Việc kết hợp chúng lại một cách logic, liền mạch để tạo nên cảnh quay cuối cùng chân thật, sống động nhất có thể.
Mức lương trong ngành VFX.
Thông tin mức lương trung bình dưới đây được lấy từ nhiều cơ sở dữ liệu của chính phủ Mỹ và các cuộc khảo sát trong các ngành khác nhau, vào năm 2019:
Entry Level Artist – Đầu vào: $22,000 – $52,000.
Senior Artist – Cấp cao: $67,000 – $100,000.
Supervisors & Management: $100,000 – $136,000.
Xem thêm: Du học ngành làm phim
Yêu cầu cần có của một VFX Artist.
1. Bằng cấp
VFX Artist không yêu cầu bạn phải có một bằng cấp cụ thể nhưng việc sở hữu bằng cấp liên quan sẽ có một lợi thế cực kỳ lớn. Bạn nên có sẵn các nền tảng về truyền thông, thiết kế đồ hoạ, thiết kế 3D,.. Thì cơ hội trở thành VFX Artists sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thêm một lưu ý quan trọng là bạn cần xây dựng một portfolio chuyên nghiệp, ấn tượng để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.
2. Kỹ năng
Những kỹ năng cần có để trở thành một VFX Artist tài năng:
- Tư duy màu sắc, bố cục.
- Ham học hỏi, không ngừng cập nhật kiến thức mới.
- Có khả năng sáng tạo.
- Làm việc nhóm và làm việc độc lập hiệu quả.
- Quản lý thời gian hiệu quả.
- Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 3D.
- Giao tiếp tốt.
Những điều có thể bạn chưa biết về VFX.
Để có thể xây dựng quy trình sản xuất một sản phẩm VFX trong một bộ phim. Quá trình này gồm hai giai đoạn chính: Tiền kỳ và hậu kỳ.
Tiền kỳ
Trong giai đoạn này, sự tương tác giữa người dựng phim và đạo diễn trở nên rất quan trọng. Editor phải có hiểu biết sâu rộng về tư duy, ý tưởng của đạo diễn thông qua các khung hình. Cũng như phải tạo ra các hiệu ứng, bối cảnh để hỗ trợ quá trình quay phim.
Hậu kỳ
Trong quá trình này, các chuyên viên VFX phải thực hiện chi tiết các nhiệm vụ vô cùng phức tạp. Giai đoạn này bao gồm việc ghi lại các chuyển động của máy quay, tạo ra các bối cảnh viễn tưởng, cắt ghép các nhân vật vào các bố cục khác, điều chỉnh ánh sáng và chuyển động đồ hoạ. Tất cả các công đoạn này sau đó được ghép lại với nhau để tạo ra bộ phim hoàn chỉnh. Điều này yêu cầu mỗi video phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Trên đây là tất tần tật thông tin bạn nên biết về VFX. Để trở thành một VFX Artists, bạn phải trải qua quá trình học tập, làm việc lâu dài. Công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Mong rằng bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích để vững bước trên con đường tương lai!