Các bước cơ bản làm Prototype – công cụ quan trọng trong thiết kế UI/UX

Các bước cơ bản làm Prototype – công cụ quan trọng trong thiết kế UI/UX

Nếu bạn quan tâm về thiết kế UI/UX, bạn sẽ cần tìm hiểu về Prototype. Đây là công cụ phổ biến và rất quan trọng với UI/UX Designer. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giúp bạn hiểu thêm các khía cạnh về vai trò và quy trình cơ bản để thực hiện một Prototype. Hãy khám phá với chúng mình nhé!

Prototype là gì?

Hiểu đơn giản, Prototype là một bản mẫu mô phỏng về một thiết kế UI/UX. Bản mẫu này giống như một giao diện website hoặc ứng dụng cho Designer tạo ra. Qua đó người dùng sẽ có hình dung rõ ràng hơn về nội dung, hình hài, các menu chức năng của thiết kế sau cùng. Tuy nhiên bản mẫu này không phải một thiết kế hoàn chỉnh. Prototype chỉ là giao diện dạng mô phỏng, chưa trải qua quy trình code để có thể vận hành trên mạng và các thiết bị công nghệ. Chỉ khi khách hàng hoặc người chịu trách nhiệm dự án duyệt bản mẫu Prototype, bản thiết kế mới được tiến hành code và chính thức ra mắt.

Vì sao Prototype quan trọng với UI/UX Design?

Làm Prototype thường tốn nhiều công sức và thời gian. Điều này khiến nhiều bạn thắc mắc về sự cần thiết của công cụ này. Có bắt buộc phải làm một bản mẫu chỉ để mô phỏng sản phẩm cuối cùng sẽ như thế nào? Vì sao chúng ta không bắt tay thực hiện luôn, vừa làm vừa hoàn thiện?

Trên thực tế, thiết kế UI/UX là cả một quy trình dài rất phức tạp. Website và ứng dụng đều là những sản phẩm thiết kế công nghệ cao, bởi vậy từng bước cần được lên kế hoạch chỉn chu và chắc chắn trong khâu thực hiện. Nếu bạn bắt tay làm luôn, vừa làm và vừa hoàn thiện, đó không phải cách làm thông minh và cho hiệu quả cao nhất. Trái lại, cách làm này còn khiến bạn tốn kém nhiều công sức, thời gian, thậm chí tổn thất về tiền bạc.

Để giúp bạn dễ hình dung hơn về tầm quan trọng của Prototype, hãy tưởng tượng thiết kế UI/UX giống như thiết kế một ngôi nhà vậy. Bạn không thể xây nhà trước, thấy sai thì lại đập nhà đi và sửa lại. Bạn vừa mất công xây, lại mất công đập bỏ, rồi lại mất công xây dựng một lần nữa. Thay vào đó, sao không dành thời gian tạo ra một mô hình mô phỏng ngôi nhà thật chi tiết và rõ ràng. Mô hình này có thể là file định dạng 3D trên máy tính, công phu hơn là một mô hình mini làm bằng bìa hay nhựa. Mô hình này giúp bạn nhìn tận mắt ngôi nhà tương lai sẽ có hình hài ra sao. Không gian nào trong nên sửa lại, và cần sửa lại như thế nào. Sau đó bạn lại làm một mô hình khác hoàn thiện hơn. Cuối cùng bạn chỉ cần xây theo bản mô hình đã hoàn thiện, nhanh chóng hoàn thiện ngôi nhà. Bạn thấy sao, cách làm này hẳn là khoa học và hiệu quả hơn nhiều đúng không?

Tương tự với Prototype, công cụ này sẽ giúp Designer mô phỏng chính xác nhất về ứng dụng và website họ đang thiết kế. Qua đó chủ dự án, hay khách hàng được nhìn tận mắt, thậm chí trực tiếp trải nghiệm như một sản phẩm thật. Họ cũng dễ dàng góp ý, giúp sản phẩm thiết kế được hoàn thiện và nhanh chóng ra mắt hơn.

Xem thêm: Khám phá Prototype là gì?

Các bước thực hiện một Prototype

Về cơ bản, một Prototype sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu về Prototype của khách hàng và bản thân

Trước tiên bạn nên tìm hiểu yêu cầu về Prototype từ phía khách hàng của mình. Họ muốn xem một bản mẫu dưới định dạng gì? Mức độ chi tiết ra sao? Khi nào họ cần xem bản mẫu? Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng hiểu biết về Prototype cũng như biết mình cần gì từ thời điểm ban đầu. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chủ động gợi ý cho họ. Hãy tìm hiểu trước về yêu cầu từ “chính bản thân bạn”. Bạn muốn làm một bản Prototype như thế nào? Bạn nghĩ loại Prototype nào sẽ phù hợp với dự án đang phụ trách? 

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu xây dựng Prototype

Trong UI/UX Design có rất nhiều loại Prototype khác nhau. Mỗi loại sở hữu tính năng nhất định, phục vụ cho một nhu cầu và một mục tiêu cụ thể. Để tìm được loại Prototype phù hợp nhất, bạn nên xác định rõ cần sử dụng Prototype cho mục đích gì. Bạn cần một bản mẫu phác thảo chung để khách tạm nắm sơ lược về ý tưởng ban đầu. Hay bạn cần một dạng Prototype cao cấp, làm bằng phần mềm chuyên biệt để khách “choáng ngợp” với độ chuyên nghiệp của mình?

Bước 3: Chọn công cụ tạo Prototype

Chúng ta có nhiều công cụ khác nhau để xây dựng Prototype, tùy vào loại mà bạn chọn lựa. Từ các phần mềm thiết kế như Adobe Illustrator, 3DsMax, Maya, cho đến những công cụ chuyên nghiệp như Figma, Sketch, Adobe XD. Bạn quen sử dụng và tự tin với loại công cụ nào nhất? Hoặc Prototype của bạn sẽ hợp với công cụ nào? 

Bước 4: Khởi động từ Prototype phác thảo

Trong giai đoạn ý tưởng mới hình thành, bạn nên tạo các loại Prototype dạng phác thảo, hay còn gọi là Lo-Fi Prototype. Những Prototype này không đòi hỏi nhiều chi tiết, chỉ cần những thông tin quan trọng nhất. Nhờ vậy bạn không mất nhiều công sức sử dụng các công cụ phức tạp, đồng thời thêm thời gian để hoàn thiện dần ý tưởng.

Bước 5: Tiến hành thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design)

Ở bước này bạn nên tập trung và thiết kế trải nghiệm người dùng trước, vì đây là yếu tố cốt lõi cho mọi thiết kế website/ứng dụng. Từng bước một xây dựng những nội dung, thêm hiệu ứng và các thành phần thiết kế để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Bước 6: Tiến hành thiết kế Giao diện (UI Design)

Sau khi hoàn thiện phần cốt lõi là UX, đã đến lúc bạn bắt đầu xây dựng phần hình thức hay UI Design. Giao diện website và ứng dụng trông sẽ như thế nào? Đẹp mắt và sáng tạo ra sao? Đây là bước quy trình để bạn thỏa sức sáng tạo.

Bước 7: Hoàn thiện bản Prototype chi tiết

Vào bước này, bạn bắt đầu trau chuốt hơn cho bản Prototype của mình. Nếu được hãy làm chi tiết và đầy đủ nhất có thể để tạo ra một bản Prototype đầy đủ, còn gọi là Hi-Fi Prototype.

Bước 8: Lắng nghe ý kiến và hoàn thiện

Bước cuối cùng, bạn giới thiệu và thuyết trình Prototype với khách hàng hay chủ dự án. Qua đó bạn lắng nghe góp ý từ phía họ, đồng thời cho kiểm thử để phát hiện các lỗi sai trong quá trình vận hành. Sau đó bạn chỉnh sửa bản Prototype và gửi lại, quy trình lặp lại cho đến khi bản Prototype được phê duyệt và chính thức đi vào khâu coding, hay xây dựng về kỹ thuật.

Xem thêm: UI/UX Designer là gì? 

Tạm kết

Prototype thực sự là một công cụ không thể thiếu với công việc thiết kế UI/UX. Những Designer có hiểu biết về Prototype, biết cách biến nó thành một công cụ hỗ trợ đắc lực sẽ gặp nhiều thuận lợi trong các dự án thiết kế. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về Prototype và hình dung phần nào về các bước thực hiện một mẫu Prototype cơ bản. Chúc bạn thành công!

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: