Chuyên mục giải “lú”: Sự khác nhau giữa VFX và SFX

Chuyên mục giải “lú”: Sự khác nhau giữa VFX và SFX

Có rất nhiều thuật ngữ trong ngành kỹ xảo dễ khiến người mới vào, thậm chí người làm nhiều năm nhầm lẫn. Hai trong số đó là VFX và SFX, dù chỉ khác biệt chữ cái đầu nhưng lại có những điểm khác biệt nhất định. Trong Chuyên mục giải “lú” hôm nay, Master Media sẽ giúp các bạn hiểu thêm về VFX và SFX, tìm sự khác biệt và ứng dụng của từng thuật ngữ.

VFX là gì?

VFX viết tắt cho cụm từ tiếng Anh Visual Effects – hiệu ứng hình ảnh, thường gọi là kỹ xảo hình ảnh. Đây là quá trình tạo nên các hiệu ứng trên một đoạn phim, mô phỏng nên những khung cảnh không thể tái hiện trên phim trường để ghi hình lại. Lĩnh vực VFX rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ như CGI, Motion Capture, Compositing… Hầu hết các lĩnh vực thuộc VFX đều cần xử lý trong khâu hậu kỳ, sau khi đã hoàn tất quá trình quay phim.

Xem thêm: VFX là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về VFX.

SFX là gì?

SFX viết tắt cho cụm từ Special Effects – những hiệu ứng đặc biệt. Những hiệu ứng này được dàn cảnh và sắp xếp ngay trên phim trường, mô phỏng gần nhất với thực tế cùng những trải nghiệm rất chân thật. Ví dụ tiêu biểu như sắp xếp thuốc nổ mô phỏng vụ cháy nổ, hay dùng nước, quạt mô phỏng cảnh mưa bão… SFX cũng bao hàm các hiệu ứng từ hóa trang trên diễn viên hoặc mô hình đặt ngay trên phim trường. Các hiệu ứng SFX sẽ được thực hiện ngay trong khi bấm máy hoặc sau khi ngừng quay không lâu để kịp xử lý trước khâu hậu kỳ.

Sự khác nhau cơ bản giữa VFX và SFX

Từ những giải nghĩa nêu trên, chắc hẳn bạn đã nhận ra nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất giữa VFX và SFX. Bạn có thể điểm lại qua các tiêu chí so sánh như sau:

Về mục đích và bản chất, VFX và SFX đều hướng đến việc sáng tạo các khung cảnh khó, chỉ xuất hiện trong tưởng tượng. Các hiệu ứng này sẽ giúp những cảnh phim “vô thực” này trở nên chân thực và sống động hết mức có thể.

Về cách thức, VFX và SFX sẽ khác nhau ở cách thức thực hiện

  • Các hiệu ứng VFX được tạo dựng chủ yếu trên máy tính, qua các phần mềm chuyên nghiệp để tạo nên hình ảnh ảo, chuyển động ảo. Những hiệu ứng này thường được thực hiện sau khi quá trình quay phim đã hoàn tất với những cảnh phim cụ thể. Những VFX Artist sẽ tiếp nhận các file ghi hình và tạo hiệu ứng trên các cảnh phim trên file bằng phần mềm máy tính. VFX thường rất phổ biến trong Điện ảnh, và đặc biệt là Hoạt hình 3D.
  • Các hiệu ứng SFX thường thiên về tính vật lý và trải nghiệm thực tế trên phim trường hơn. Các họa sĩ SFX chuyên nghiệp sẽ nghiên cứu bối cảnh và cách xây dựng phim trường trước. Sau đó họ chuẩn bị nguyên vật liệu, sắp xếp, dàn cảnh để tạo ra hiệu ứng tại những góc máy quay mà đạo diễn yêu cầu. Quá trình SFX sẽ diễn ra cùng lúc ghi hình cho từng cảnh phim. Một số hiệu ứng khó hoặc đặc biệt có thể ghi hình hoặc tạo dựng riêng biệt, nhưng về sau vẫn cần ghi hình và chuyển giao file ghi hình đến cho các Editor, thậm chí VFX Artist xử lý. Với đặc điểm trên, SFX thường phổ biến trong Điện ảnh hơn Hoạt Hình hoặc các video mô phỏng bằng 3D.
HCJE1C THE PERFECT STORM, set with blue screens for special effects, 2000, ©Warner Bros./courtesy Everett Collection

Nên chọn theo đuổi VFX hay SFX?

Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mong muốn và sở thích của từng cá nhân khi quyết định học về lĩnh vực kỹ xảo. Tuy nhiên có một số lưu ý để bạn cân nhắc về cơ hội nghề nghiệp.

VFX có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ như CGI, Motion Capture, Compositing, thậm chí Graphic Motion… Những lĩnh vực nhỏ này đều có liên quan đến xử lý 3D, thậm chí có liên quan đến nhau. Bởi vậy các bạn học về 3D hoặc học những ngành Thiết kế khác có thể “đá chéo” sân sang VFX nếu quan tâm đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó VFX cũng được ứng dụng khá rộng rãi, không chỉ trong phim ảnh mà còn trong hoạt hình 3D, thậm chí làm Game. Học về VFX sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho bạn tại không chỉ một mà nhiều sản phẩm sáng tạo khác nhau.

SFX thường thiên về hiệu ứng vật lý, dàn cảnh trên phim trường. Lĩnh vực này sẽ phù hợp với các bạn yêu thích dịch chuyển và làm việc tại môi trường vật lý thực tế. SFX cũng được ứng dụng nhiều trong phim ảnh, ít khi sử dụng trong các lĩnh vực sáng tạo khác. Đặc điểm này có thể giới hạn phần nào cơ hội việc làm cho các bạn trẻ theo đuổi nghề. Tuy nhiên đây cũng là một công việc thú vị, rất đáng trải nghiệm nếu bạn yêu thích Điện ảnh.

Lời kết

Trên đây là góc giải “lú” cho các bạn về hai khái niệm VFX và SFX. Mỗi lĩnh vực đều mang đến những trải nghiệm thú vị và cơ hội riêng. Hy vọng bài viết của Master Media đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: