Hóa giải những hiểu lầm hay gặp về thiết kế đồ họa

Hóa giải những hiểu lầm hay gặp về thiết kế đồ họa

Có khá nhiều nhiều hiểu lầm hay gặp về thiết kế đồ họa. Những điều này vô tình khiến nhiều bạn trẻ có những lầm tưởng nhất định, đôi khi thành ra “vỡ mộng” theo đuổi lĩnh vực này. Dưới đây là những hiểu lầm thường gặp nhất. Hãy cùng Master Media khám phá và hóa giải những hiểu lầm về thiết kế đồ họa nhé. 

Phải vẽ đẹp mới học được thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa có liên hệ chặt chẽ với mỹ thuật. Điều này vô tình dẫn đến hiểu lầm về thiết kế đồ họa. Cụ thể các bạn phải có năng khiếu vẽ mới theo học được lĩnh vực này. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy.

Đúng là những bạn vẽ đẹp sẽ gặp nhiều lợi thế khi học về thiết kế đồ họa. Điều này xuất phát từ việc các bạn có năng khiếu thì dễ dàng hiểu và nắm bắt những kiến thức cơ bản về mỹ thuật. Những kiến thức này rất cần thiết cho người làm thiết kế. Các kiến thức mỹ thuật giúp designer biết cách cảm thụ cái đẹp, nâng cao gu thẩm mỹ và hướng đến trình độ cao hơn là tạo ra cái đẹp. Nắm bắt được những kiến thức này là đủ để một nhà thiết kế theo nghề. Những bạn không biết vẽ hoàn toàn có thể học được các kiến thức mỹ thuật đó. 

Làm thiết kế đồ họa không cần phải vẽ đẹp.
Làm thiết kế đồ họa không cần phải vẽ đẹp.

Thực tế thì công việc thiết kế đồ họa cũng không bắt buộc sử dụng nhiều kỹ năng vẽ tay. Kỹ năng này thường được vận dụng trong công đoạn phác thảo ý tưởng ban đầu. Designer có ý tưởng và muốn nhanh chóng vẽ ra để dễ hình dung. Bản vẽ này thường là những bản nháp. Nhiều designer thậm chí còn không cần thực hiện phần việc này. Họ thực hiện ý tưởng trên phần mềm đồ họa ngay nếu có điều kiện.

Nghề thiết kế chỉ dành cho người hướng nội

Đây cũng là hiểu lầm hay gặp về thiết kế đồ họa mà nhiều bạn thường có. Công việc thiết kế đòi hỏi tính tập trung cao để suy nghĩ và sáng tạo các ý tưởng. Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian trên chiếc máy tính của mình để thực hiện các sản phẩm. Theo nhiều bạn hình dung thì công việc này giống như là ngồi một chỗ để “bay bổng” cho ra ý tưởng, sau đó làm trên máy. Nghe thoáng qua thì giống như một công việc lý tưởng cho người hướng nội. Bạn không cần phụ thuộc với ai, không cần nói chuyện với quá nhiều người để hoàn thành công việc của mình.

Hướng nội, hướng ngoại hay hướng "tùm lum"? Hướng gì cũng làm được thiết kế đồ họa.
Hướng nội, hướng ngoại hay hướng “tùm lum”? Hướng gì cũng làm được thiết kế đồ họa.

Dù vậy thực tế thì thiết kế đồ họa không hề giới hạn cho riêng nhóm tính cách nào. Dù bạn hướng nội, hay hướng ngoại thì bạn vẫn làm được nghề này. Công việc này cũng không chỉ gồm phần việc sáng tạo ý tưởng và làm qua máy như trên. Rất nhiều thời gian trong đó bạn cần gặp gỡ nhiều đối tượng khác nhau. Đó là khách hàng, các thành viên trong nhóm dự án, cấp trên.

Bạn có từng nghe những câu chuyện quanh việc designer “chiến” với khách, với người viết content, với người làm account (sale), thậm chí cả trưởng nhóm để bảo vệ ý tưởng của mình? Làm thiết kế đồ họa không hẳn là suốt ngày cãi nhau với những đối tượng trên. Nhưng chắc chắn bạn sẽ cần giao tiếp, thậm chí học cách khéo léo với họ để công việc được xuôi chèo mát mái. Đây chính là một thực tế rất bình thường với bất cứ ai làm công việc này.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Làm thiết kế thì phải có vẻ ngoài giống như nghệ sĩ

Dân thiết kế thường có vẻ ngoài rất cá tính. Gu thẩm mỹ tốt giúp họ có được gu thời trang ấn tượng và nổi bật không kém người làm trong giới nghệ thuật. Công việc thiết kế với tính cởi mở, tôn trọng bản sắc cá nhân cũng cho phép họ thoải mái thể hiện bản thân. Tuy nhiên không phải mặc đẹp mới làm được thiết kế đồ họa. Hay bất cứ ai làm thiết kế đồ họa cũng phải mặc đẹp. Không ít designer chẳng hề quan tâm đến gu ăn mặc của mình. Họ diện đồ đơn giản giống bao người khác. Những không vì vậy mà họ kém cạnh trong công việc thiết kế. 

Minh chứng tiêu biểu nhất là nhà thiết kế đồ họa người Mỹ nổi tiếng Paul Rand. Ông là cha đẻ của loạt logo cho các tập đoàn lớn như IBM, đài truyền hình ABC, tập đoàn Cummins Inc, tập đoàn tàu thủy UPS, hay dự án phối hợp với Steve Job cho thương hiệu NeXT Computer. Phong cách thiết kế của ông cũng có tầm ảnh hưởng đến rất nhiều nhà thiết kế sau này. Nổi tiếng là vậy nhưng Paul Rand lại có vẻ ngoài rất đơn giản. Trông ông giống như một nhân viên công sở, không hề cá tính hay nổi loạn như nhiều người thường nghĩ.

Paul Rand - nhà thiết kế nổi tiếng có vẻ ngoài rất giản đơn.
Paul Rand – nhà thiết kế nổi tiếng có vẻ ngoài rất giản đơn.

Thiết kế đồ họa có thể sáng tạo không giới hạn

Thỏa sức sáng tạo không giới hạn cũng là hiểu lầm hay gặp về thiết kế đồ họa. Đúng là thiết kế đồ họa cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên những sáng tạo đó vẫn có khuôn khổ nhất định. Ý tưởng của bạn cần phù hợp với yêu cầu khách hàng và có tính khả thi. Sản phẩm của bạn không được tạo ra với mục đích chính là thể hiện cá tính và suy nghĩ cá nhân của bạn. Chúng được sinh ra để phục vụ cho mục đích của khách hàng. Cụ thể như mục đích quảng cáo, truyền thông hay marketing của một thương hiệu nhất định. Các ý tưởng của bạn sẽ là hình ảnh đại diện cho những thương hiệu đó. Sự sáng tạo của bạn nằm trong khuôn khổ do họ quy định và yêu cầu.

Xem thêm: 10 NGÀNH NGHỀ “TRONG MƠ” ĐỐI VỚI DÂN YÊU VẼ

Đây cũng chính là bài toán chung cho bất cứ ai làm thiết kế. Những nhà thiết kế giỏi chính là người cân bằng được tính cá nhân và vấn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bởi vậy chớ vội nghĩ rằng bạn sẽ được thỏa sức bay bổng theo ý mình nếu làm thiết kế đồ họa.

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.