Họa sĩ Trần Văn Cẩn và cuộc đời giản dị nhưng đầy cống hiến

Họa sĩ Trần Văn Cẩn và cuộc đời giản dị nhưng đầy cống hiến

Đến gần cuối đời, họa sĩ Trần Văn Cẩn vẫn không ngừng miệt mài vẽ tranh. Cuộc đời cố danh họa là tấm gương lớn về niềm đam mê, cống hiến cho nghệ thuật và nhân cách giản dị vô cùng đáng quý. 

Tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn

Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại Kiến An, Hải Phòng. Ông bén duyên với hội họa theo một cách khá đặc biệt. Năm 15 tuổi, ông vào học Trường Kỹ nghệ thực hành để học vẽ kỹ thuật theo lời khuyên của bố. 5 năm sau, ông tốt nghiệp và được điều về công tác tại Viện Hải dương học Nha Trang. Công việc chính của ông là mô phỏng cá đại dương nhằm sao lưu cho tài liệu tại Viện. Tại đây ông kết bạn với một họa sĩ người Pháp và được tiếp xúc với hội họa phương Tây. Nhận ra niềm đam mê đích thực với hội họa, Trần Văn Cẩn bỏ công việc tại Viện Hải dương học để quay về Hà Nội. Năm 1931, sau một thời gian học mỹ thuật dự bị, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khóa 6, cùng thời gian với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Gia Trí, Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Thụy Nhân…

Như cá gặp nước, Trần Văn Cẩn nhanh chóng khẳng định được tài năng hội họa thiên phú trong những tháng ngày học tập và hoạt động tích cực tại trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông cùng tham gia nghiên cứu với nhóm họa sĩ Nguyễn Khang, Lê Phổ, Trần Quang Trân để tìm cách pha chế tạo ra kỹ thuật tạo nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, áp dụng cho tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng. Trần Văn Cẩn cũng tích cực tham gia những triển lãm lớn đương thời như SADEAL, triển lãm quốc tế Paris, triển lãm FARTA. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là “Em Thúy” (sơn dầu) và “Gội đầu” (khắc gỗ) được trao giải nhất tại triển lãm FARTA.

Em Thúy
Em Thúy

Đang trên đà phát triển sự nghiệp, Trần Văn Cẩn quyết định từ bỏ những cơ hội mà chế độ thuộc địa mang đến và đi theo tiếng gọi của Cách mạng. Họa sĩ cùng đoàn quân bộ đội Việt Nam lên Việt Bắc, đóng góp cho phong trào qua nhiều tác phẩm tôn vinh tinh thần kháng chiến như Tát nước đồng chiêm, Lớp học bình dân làng Bền, Lớp học i tờ, Những nhi đồng tháng Tám, Xưởng rèn trong chiến khu…

Bên cạnh những hoạt động sáng tác, Trần Văn Cẩn còn là một nhà giáo và đóng góp công sức lớn đào tạo thế hệ họa sĩ sau này. Ông làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 – 1969. Không chỉ vậy ông còn làm Tổng thư ký và Chủ tịch Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (nay là Hội Mỹ thuật Việt Nam).

Gội đầu
Gội đầu

Sau nhiều năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật, Trần Văn Cẩn lui về nghỉ dưỡng tại khu tập thể nhỏ tại số 10 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Năm 1994, họa sĩ qua đời tại nhà riêng.

Xem thêm: Những họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn đến mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Phong cách nghệ thuật đặc trưng

Phong cách nghệ thuật của Trần Văn Cẩn có thay đổi theo từng thời kỳ hoạt động. Tuy nhiên một nét đặc trưng được duy trì qua mọi thời kỳ là tinh thần dân tộc, hướng về các giá trị truyền thống Việt Nam. Họa sĩ được đào tạo theo chương trình mang đậm phong cách phương Tây tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tiếp xúc nhiều với văn hóa nước ngoài. Thế mạnh trong sáng tác của ông cũng gắn liền với tranh sơn dầu. Tuy nhiên họa sĩ vẫn không quên những giá trị mang đậm màu sắc dân tộc nước nhà. Ông miệt mài sáng tác các tác phẩm tranh sơn mài, tranh lụa, khắc gỗ, tái hiện chân thực về cuộc sống của giai cấp công nhân, nông dân, những con người nhỏ bé trong xã hội.

Tát nước đồng chiêm
Tát nước đồng chiêm

Tranh của Trần Văn Cẩn toát lên lối vẽ chân thực, không khoa trương, có phần nhẹ nhàng. Sau khoảng thời gian tích cực hoạt động Cách mạng, bôn ba nhiều nơi trên mọi chiến tuyến, tranh vẽ của ông thêm nét mạnh mẽ, phóng khoáng và cá tính hơn.

Vào lúc cuối đời, Trần Văn Cẩn đã để lại hơn 1000 bức tranh vẽ thuộc nhiều thể loại. 100 bức tranh đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại và bảo tồn cẩn thận. Đây là một di sản khổng lồ và đáng quý của cố danh họa đã không ngừng cống hiến cho niềm đam mê nghệ thuật.

Thằng cu đất mỏ
Thằng cu đất mỏ

Một nhân cách đáng quý

Không chỉ được biết đến vì tài năng hội họa, Trần Văn Cẩn còn được nhiều thế hệ họa sĩ và người yêu mỹ thuật yêu quý vì đức tính giản dị, chân thành. Cuộc sống cuối đời của ông chỉ vỏn vẹn nơi các gác nhỏ thuộc khu tập thể số 10 Nguyễn Thượng Hiền. Tài sản lớn nhất trong ngôi nhà có lẽ là số lượng tranh khổng lồ mà ông luôn miệt mài sáng tác và nâng niu. Dù từng giữ những chức vụ cao trong ngành Giáo dục và Nghệ thuật, cuộc sống đời thường của ông vẫn tuyệt đối chân phương và giản dị đến bất ngờ.

Qua lời kể của những học trò cũ, Trần Văn Cẩn là người thầy tận tụy. Ông rất yêu quý trẻ con và thường xuyên ghé thăm các lớp học cho lứa tuổi nhi đồng. Họa sĩ cũng không ngần ngại chỉ dạy cho học trò những kiến thức mới, thậm chí đứng ra bảo vệ học trò trước những án kỷ luật khắt khe. 

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa

Lời kết

“Nhất Trí, nhì Vân, tâm Lân, tứ Cẩn”. Với những cống hiến to lớn cho mỹ thuật nước nhà, thật dễ hiểu vì sao Trần Văn Cẩn là một trong tứ trụ danh họa nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam. Sánh vai cùng các tên tuổi gạo cội là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, và Nguyễn Tường Lân. Những đóng góp của ông cùng nhân cách cao quý sẽ luôn là tấm gương cho thế hệ trẻ Việt Nam sau này.

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: