Những họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn đến mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Những họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn đến mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Nếu quan tâm về hội họa, sẽ thật thiếu sót nếu ta không biết đến các họa sĩ nước nhà, những người có đóng góp lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ giới thiệu 5 họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn với mỹ thuật hiện đại nước ta. 

Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993)

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí còn được biết đến với cái tên Nhất Trí, một cây đại thụ to lớn của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Có thể nói ông là người tiên phong, đặt nền tảng cho sự phát triển của nghệ thuật tranh sơn mài. Dưới bàn tay của ông, tranh sơn mài từ một chất liệu dân gian truyền thống đã trở thành loại hình nghệ thuật cao cấp và quý phái. Những bức tranh của ông đều hàm chứa giá trị nghệ thuật cao và nằm trong danh sách những Bảo vật Quốc gia cần được bảo tồn. Một trong số đó là bức tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc được họa sĩ sáng tác trong gần 20 năm. Bức tranh từng đạt kỷ lục tác phẩm có kích thước lớn nhất và có giá trị cao nhất (100.000 USD, khoảng 600 triệu đồng Việt Nam).

Bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa phù dung” - họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa phù dung” – họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Tô Ngọc Vân (1906 – 1954)

Họa sĩ Tô Ngọc Vân nằm trong danh sách tứ kiệt bao gồm 4 họa sĩ nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn vào thời điểm ông hoạt động nghệ thuật. Ông là người dẫn đầu về kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu trong sáng tác hội họa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ông cũng là một bậc thầy về tranh sơn mài, bên cạnh người họa sĩ đáng kính Nguyễn Gia Trí.

Tranh của Tô Ngọc Vân nổi bật bởi tinh thần lãng mạn, đậm tính cảm xúc và tôn vinh vẻ đẹp thuần túy. Hai trong số những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ và Hai Thiếu Nữ và Em Bé. Hai bức tranh đều tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết và trong sáng của phụ nữ Việt Nam. Đáng tiếc thay bức tranh Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ của họa sĩ đã bị lưu lạc và chưa thể tìm thấy cho đến ngày nay.

Tác phẩm "Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ" - họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tác phẩm “Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ” – họa sĩ Tô Ngọc Vân
"Hai Thiếu Nữ và Em Bé" - họa sĩ Tô Ngọc Vân
“Hai Thiếu Nữ và Em Bé” – họa sĩ Tô Ngọc Vân

Nguyễn Tường Lân (1906 – 1946)

Nguyễn Tường Lân cũng là một cây đại thụ trong danh sách tứ kiệt cùng Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí và Trần Văn Cẩn. Điểm đặc biệt của họa sĩ là ông có thể sử dụng thành thục nhiều chất liệu và kỹ thuật vẽ tranh khác nhau. Từ tranh sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, bột màu, khắc gỗ hay chì than. Những tác phẩm của ông mang tinh thần phóng khoáng, nhưng không kém phần hài hòa, đôi lúc vẫn giữ được nét nhã nhăn, giản dị. 

Sau nhiều năm chịu ảnh hưởng từ chiến tranh, phần lớn tác phẩm của Nguyễn Tường Lân bị thất lạc. Rất ít tranh còn lưu giữ lại và bảo tồn cho đến ngày nay. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ là Chợ Miền Núi, Hiện Vẻ Hoa, Đôi Bạn.

Tranh “Đôi bạn” - họa sĩ Nguyễn Tường Lân
Tranh “Đôi bạn” – họa sĩ Nguyễn Tường Lân
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi” - họa sĩ Nguyễn Tường Lân
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi” – họa sĩ Nguyễn Tường Lân

Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)

Trần Văn Cẩn là người thứ 4 trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam thời bấy giờ. Họa sĩ Trần Văn Cẩn không giới hạn ở một thể loại hay kỹ thuật tranh cụ thể. Ông sẵn sàng trải nghiệm và đã thành thạo khi sử dụng nhiều chất liệu tranh khác nhau. Tuy nhiên tên tuổi ông được biết đến nhiều nhất với nghệ thuật tranh sơn mài. Giống như họa sĩ Nguyễn Gia Trí, ông đã tích cực sáng tác và truyền cảm hứng về tranh sơn mài đến thế hệ sáng tác sau này.

Về phong cách nghệ thuật đặc trưng, Trần Văn Cẩn được biết đến với lối sáng tác chân thực, không khoa trương, có phần nhẹ nhàng. Em Thúy – tác phẩm nổi tiếng nhất của Trần Văn Cẩn, cũng là bức tranh thể hiện rất rõ phong cách này của họa sĩ.

Tranh "Em Thúy" - họa sĩ Trần Văn Cẩn
Tranh “Em Thúy” – họa sĩ Trần Văn Cẩn
ranh sơn dầu “Nữ dân quân miền biển” - họa sĩ Trần Văn Cẩn
ranh sơn dầu “Nữ dân quân miền biển” – họa sĩ Trần Văn Cẩn

Nguyễn Tư Nghiêm (1922 – 2016)

Nguyễn Tư Nghiêm thuộc lứa họa sĩ về sau, nối tiếp những thành tựu của nhóm Tứ kiệt để lại. Ông cũng là một trong những họa sĩ hiếm hoi của mỹ thuật hiện đại Việt Nam được xây dựng bảo tàng riêng. Tranh của ông luôn mang tinh thần dân tộc mạnh mẽ, điển hình bởi những chất liệu dân gian Việt Nam. Từ các họa tiết như trống đồng Đông Sơn, kiến trúc đình chùa, các điệu hát chèo tuồng, hay những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị là tranh của ông dù sử dụng những chất liệu truyền thống nhưng vẫn mang tinh thần hiện đại, với lối vẽ trẻ trung và tân thời. Những chất liệu tranh yêu thích của ông bao gồm sơn mài truyền thống (không mài) và giấy dó.

Tranh "Xuân hồ Gươm” - họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Tranh “Xuân hồ Gươm” – họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Tranh bột màu “12 con giáp” - họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Tranh bột màu “12 con giáp” – họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa

Tạm kết

Trên đây là những họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến tên tuổi, thậm chí có thể từng chiêm ngưỡng những tác phẩm của họ. Hiểu biết về danh nhân nghệ thuật nước nhà sẽ giúp chúng ta thêm trân trọng, tự hào và thêm nguồn động lực cho những hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin có ích cho bạn!

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.