Lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu

Lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu

Bất cứ ai khi bắt đầu một lĩnh vực mới đều không tránh khỏi bỡ ngỡ. Với những người muốn học về thiết kế đồ họa cũng vậy. Sau đây là lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu được Master Media. Những bước đi này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, không còn ngỡ ngàng khi theo học lĩnh vực này.

Bước 1: Tìm hiểu hệ thống kiến thức của thiết kế đồ họa

Giống như mọi lĩnh vực khác, kiến thức ngành thiết kế đồ họa được xây dựng thành một hệ thống. Hệ thống này cũng đi từ phần nền tảng, hay kiến thức cơ bản cho đến phần đỉnh chóp, hay kiến thức chuyên môn. Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu sẽ học những kiến thức gì. Đồng thời những kiến thức đấy đâu là phần cơ bản bạn phải tìm hiểu trước. Đâu là kiến thức chuyên môn nên “để dành” học sau.

Thiết kế đồ họa (Graphic Design)

Nhìn chung, một chương trình học Graphic Design tiêu chuẩn sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • Kiến thức mỹ thuật cơ bản: những nội dung xây dựng tư duy mỹ thuật, nâng cao gu thẩm mỹ của học viên;
  • Kiến thức thiết kế chuyên sâu: kiến thức của các lĩnh vực thiết kế đồ họa chuyên sâu như thiết kế bao bì, thiết kế quảng cáo, thiết kế UI/UX…

Cách sử dụng các phần mềm thiết kế: Photoshop, Adobe Illustrator, …

Bạn có thể tham khảo chương trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu của Master Media để hình dung thêm về hệ thống kiến thức trên. Chương trình được xây dựng nội dung chặt chẽ, logic cùng lộ trình học bài bản theo từng học kỳ.

Xem thêm: Tự học thiết kế đồ họa

Bước 2: Tìm nguồn tư liệu học

Chúng ta có thể tìm hiểu những kiến thức về thiết kế ở đâu? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bạn trẻ ham học. Đặc biệt là với những bạn muốn tự học thiết kế. Bạn sẽ cần một nguồn tư liệu đa dạng và đáng tin cậy để nạp kiến thức cho mình. Vậy những nguồn tư liệu ấy là gì?

Sách

Có rất nhiều đầu sách thú vị và uy tín bổ sung kiến thức đồ họa cho người học. Bạn có thể tham khảo bộ tạp chí Graphics – ấn phẩm hàng đầu Việt Nam về thiết kế đồ họa. 5 cuốn Graphics 01 – 05 lần lượt giúp người đọc khám phá từng yếu tố quan trọng của thiết kế. Bắt đầu từ Dots (Điểm chấm) – Lines (Đường kẻ) – Shapes (Hình dạng) – Forms (Tạo hình) – Spaces (Không gian). 

Youtube

Có thể bạn không tin nhưng Youtube cũng là một kênh học rất có ích cho các designer tương lai. Bạn có thể tìm thấy ti tỉ video dạy thiết kế trên Youtube. Hãy tìm những designer có tiếng, họ chia sẻ rất nhiều bài giảng hoặc đơn giản là những video bí kíp cho nghề. Một số kênh Youtube cho bạn tham khảo:

  • Tự học đồ hoạ 
  • Yes I’m a Designer
  • Tô màu tôi
  • Hieu on the go
  • Thuy Uyen Training

Các khóa học thiết kế online

Tự học là một trong những cách học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên cách học này cũng dẫn đến nhiều rủi ro về thiếu hụt hoặc hiểu sai kiến thức học. Một cách hay giúp bạn hạn chế rủi ro trên là đăng ký các khóa học thiết kế online. Bạn vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức qua các bài giảng. Đồng thời bạn không cần mất thời gian đến lớp học. Khi nào cần ôn bài bạn có thể xem lại các bài giảng trực tuyến. Chi phí cho những khóa học này cũng không cao như các khóa trực tiếp. Đây là nguồn tài liệu kiến thức về thiết kế rất đáng cân nhắc cho các bạn học.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa

Bước 3: Thực hành những kiến thức đã học

Học luôn cần đi đôi với hành. Học kiến thức đồ họa là chưa đủ. Bạn còn cần thực hành qua bài tập, thậm chí kinh nghiệm thực tế. Những chương trình dạy thiết kế chất lượng luôn bao gồm phần thực hành qua bài tập, đồ án, hay đi trải nghiệm. Nếu bạn đang theo học một khóa thiết kế, hãy tận dụng những cơ hội để rèn luyện thành thục kỹ năng cho mình. Trong trường hợp bạn tự học, bạn có thể tham khảo những bài tập thực hành thiết kế trên mạng kèm đáp án. 

Nhìn chung, không có giới hạn hay yêu cầu bắt buộc về việc bạn phải thực hành như thế nào. Miễn là bạn đủ chăm chỉ, không ngại khó, chịu khó tìm kiếm đề bài. Hãy cho mình cơ hội để rèn giũa kiến thức.

Bước 4: Chia sẻ những sản phẩm thiết kế của bạn

Ngành thiết kế thường không quá để tâm vào bằng cấp. Lĩnh vực này chú trọng hơn vào sản phẩm bạn làm ra, những gì mà mắt thường có thể nhìn thấy qua Portfolio của bạn. Nếu bạn có bất cứ sản phẩm nào ưng ý, đừng ngần ngại chia sẻ chúng. Bạn có thể chia sẻ qua blog cá nhân, Facebook cá nhân, qua Youtube, hay trên một diễn đàn, một trang web chuyên dành cho các nhà thiết kế như Behance. Biết đâu đó một nhà tuyển dụng, một leader đang cần tìm nhân viên lại để ý đến tác phẩm của bạn và mang đến cơ hội.

Tuy nhiên hãy chú ý để lại chữ ký hoặc tìm cách hạn chế download, copy các sản phẩm của bạn nhé. Những sản phẩm này có thể dễ dàng bị sao chép và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà bạn không hề biết.

Bước 5: Nếu được, hãy tìm cho mình một người cùng đồng hành

Chặng đường học thiết kế đồ họa sẽ vui và có thể nhanh hơn rất nhiều nếu bạn có một người cùng đồng hành. Lý tưởng nhất thì đó là một Mentor – một người thầy hay đơn giản một tiền bối trong nghề. Họ sẽ đưa ra nhiều kinh nghiệm, góp ý, và bài giảng có ích cho bạn. Nếu không thể tìm một người như vậy, bạn có thể kết nối với những học viên thiết kế khác. Qua đó bạn có thể trao đổi với họ về nhiều trải nghiệm mới mẻ, những kiến thức mới về thiết kế. Họ cũng sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn khám phá nhiều kênh kiến thức, thậm chí cơ hội việc làm trong ngành.

Tạm kết

Học thiết kế đồ họa không phải con đường quá dễ dàng. Tuy nhiên nếu đam mê và đủ quyết tâm theo nghề, chắc chắn bạn sẽ chinh phục được con đường ấy. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được các học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu.

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.