Nên học gì và làm gì để trở thành nhà thiết kế Game ?

Nên học gì và làm gì để trở thành nhà thiết kế Game ?

Không biết từ khi nào game designer – hay nhà thiết kế game đã trở thành một từ khóa Hot. Nhiều bạn muốn theo đuổi công việc này nhưng vẫn còn mơ hồ về công việc và không biết bắt đầu từ đâu. Cụ thể chúng ta cần học gì và làm gì để trở thành nhà thiết kế game? Sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn từ Master Media.

Game designer – nhà thiết kế game là ai?

Nhắc đến game designer, sẽ có những mô tả quen thuộc như: cỗ máy ý tưởng, người thiết kế luật chơi, nhà tạo hình cho game, hay thậm chí nhà biên kịch viết truyện game… Đúng vậy, nhà thiết kế game giống như quản lý một đội nhóm thực hiện dự án game. Họ đứng sau các quyết định về ý tưởng cốt lõi, cốt truyện, luật chơi, bối cảnh, các nhân vật trong game. Họ không nhất định phải là người nghĩ ra tất cả các ý tưởng về game. Nhưng họ sẽ góp ý, tư vấn và quyết định chọn ý tưởng phù hợp nhất.

 

Ngoài khâu ý tưởng thì game designer còn tham gia vào khâu thực hành và vận hành game. Không ít nhà thiết kế game là thiết kế web, thậm chí lập trình viên. Tùy vào thế mạnh và khả năng bản thân, họ sẽ tham gia vào bất cứ phần việc nào. Mục đích cuối cùng là đảm bảo tất cả phần việc đều được thực hiện trơn tru. Và game ra đời với hình hài trọn vẹn nhất, có thể thu hút thật nhiều người chơi.

Làm gì để trở thành game designer?

Như đã nói ở trên, game designer có thể làm bất cứ công việc gì trong phần sáng tạo và vận hành game. Sẽ không có giới hạn rằng bạn chỉ làm những việc này việc kia mới làm thiết kế game được. Các cá nhân có thế mạnh ở bất cứ nghiệp vụ nào đều có tiềm năng phát triển thành game designer.

 

Thông thường, các nhà thiết kế game sẽ xuất phát từ những vị trí sau:

  • Tester: người chơi thử, kiểm thử các tính năng trong game. Những tester kỳ cựu sẽ có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và hoàn toàn có thể học hỏi để phát triển thành nhà thiết kế game.
  • Junior designer: thường là các sinh viên mới ra trường hoặc người mới đổi vai trò (ví dụ tester mới chuyển làm game designer). Họ thường trực tiếp thực hiện công việc thay vì lên chiến lược hoặc điều hướng ý tưởng. Junior Designer sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của Lead Designer hoặc Senior Designer.
  • Senior designer: là những designer có kinh nghiệm nhiều năm, có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong nhóm dự án. Họ thường nhận yêu cầu từ Lead Designer và hỗ trợ, hướng dẫn các Junior Designer.
  • Level Designer: người tạo ra các luật và cấp độ chơi từ dễ đến khó. Vị trí này thường chỉ xuất hiện trong các dự án game lớn.
  • Game Developer: các nhà lập trình, phụ trách mảng kỹ thuật trong game. Nhiều game developer có khả năng sáng tạo cũng rẽ nhánh thử sức với phần việc thiết kế và gặt hái thành công.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa game

Nên học gì để làm nhà thiết kế game?

Đóng vai trò như một nhạc trưởng, hướng dẫn và điều phối mọi thành viên trong dự án. Nhà thiết kế game cần học hỏi rất nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau để hoàn thành công việc. Sau đây là những nội dung cốt lõi họ cần tập trung học và xây dựng từ đầu:

Gu thẩm mỹ và tư duy hình ảnh:

Làm game cũng gần giống như sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt trong thời đại nay, người chơi ngày càng đặt yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Các game đẹp sẽ dễ thu hút người chơi hơn. Bởi vậy các game designer thời nay sẽ cần có gu thẩm mỹ tốt. Đồng thời họ cần có tư duy hình ảnh, biết thế nào là bố cục, cách phối màu hoặc các hình ảnh hài hòa có điểm nhấn.

 

Tư duy logic, hệ thống:

Game đẹp đến mấy cũng cần có hệ thống để vận hành. Đó là hệ thống luật chơi, cấp độ chơi, hệ thống kỹ thuật đằng sau giao diện game. Để có thể hiểu, tư vấn thậm chí là tham gia xây dụng, game designer rất cần có tư duy logic và hệ thống tốt.

 

Tư duy sáng tạo:

Nếu không biết sáng tạo, bạn sẽ không thể làm game designer. Đây là kỹ năng tối quan trọng nhất mà nhà thiết kế game nào cũng phải có. Cũng dễ hiểu khi công việc chính của họ là định hình concept cho game, tư vấn và thậm chí trực tiếp nghĩ ý tưởng về mọi thành phần trong game. Họ cần biết cách tạo nguồn cảm hứng, tự tạo nguồn tư liệu cho bản thân và qua đó biến thành các chất liệu cho sản phẩm mới của mình.

 

Kỹ năng giao tiếp:

Game Designer không bao giờ là một công việc độc lập. Bạn chính là người điều khiển, điều phối và kết nối với nhiều thành viên và đội nhóm khác nhau. Vì vậy bạn sẽ cần học hỏi và trau dồi kỹ năng giao tiếp thật tốt để đảm bảo truyền đạt thông tin hiệu quả.

Những công cụ lập trình:

Mặc dù đây không phải yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ tốt hơn nếu các game designer biết về các công cụ lập trình. Bạn nên hiểu về những ngôn ngữ lập trình phổ biến, nắm được công thức lập trình căn bản. Nhờ vậy bạn sẽ dễ làm việc hơn với các lập trình viên của game.

 

Đừng quên theo dõi Master Media qua các kênh sau để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích!

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Fanpage: Master Media Academy

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.