Những lưu ý khi sử dụng màu đen trong thiết kế in ấn

Những lưu ý khi sử dụng màu đen trong thiết kế in ấn

Có thể bạn chưa biết nhưng màu đen có thể hiển thị thành nhiều sắc thái khác nhau khi được in trên giấy, bìa hoặc những chất liệu khác. Từ bản thiết kế trên máy, nếu bạn cài đặt không tương thích với hệ màu trên máy in, màu đen của bạn dễ biến thành một phiên bản khác không giống với màu gốc. Vậy làm thế nào để tránh mắc phải sự cố này?

Vì sao dễ in nhầm màu đen

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch màu giữa thiết kế trên máy tính và khi in ra thường đến từ sự khác biệt trong hệ màu. Các thiết bị điện tử như laptop, máy tính,… sẽ hiển thị theo hệ màu RGB, theo cơ chế phát sáng. Trong đó, R=Red (đỏ), G=Green (xanh lá), B-Blue (xanh dương). Đây là 3 màu chính của hệ RGB, khi kết hợp với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định ra phát ra các màu sắc khác.

Trong khi đó các máy in sẽ theo hệ màu CMYK, C=Cyan (xanh), M=Magenta (hồng), Y=Yellow (vàng), K=Black). Đây cũng là những màu chính của hệ CMYK và được kết hợp theo 1 số tỉ lệ nhất định tạo ra nhiều màu sắc và bảng màu riêng cho hệ màu.

Giải thích rõ hơn về hiện tượng lệch màu, những thiết kế trên máy sẽ được cài đặt theo hệ RGB và tạo ra màu sắc bạn nhìn thấy. Tuy nhiên các màu này khi chuyển sang máy in sử dụng hệ CMYK, các màu sắc đấy sẽ được máy đọc theo những thông số kỹ thuật khác, thường là tỉ lệ pha trộn giữa các màu cơ bản C, M, Y, K. Từ đó máy in sẽ chỉ hiển thị ra các màu với thông số nhận được, thường là biến thành những sắc thái khác của một màu, hoặc thậm chí thành một màu khác hẳn.

Màu đen cũng không phải ngoại lệ. Nhiều bạn cho rằng đen chỉ có tỉ lệ 100% là màu đen. Nhưng không, màu đen trên máy tính của bạn có thể là một dạng màu đen pha trộn khác khi hiển thị trên máy in.

Xem thêm: Khám phá về thuật ngữ trong thiết kế: hệ màu CMYK là gì?

Các sắc thái màu đen khi in ấn

Thông thường bạn sẽ gặp những sắc thái màu đen sau đây khi in ấn: 

Flat Black (C 0% M 0% Y 0% K 100%)

Flat Black còn được biết đến là một dạng đen trơn hay đen mờ. Tuy có chỉ số Black (K) là 100% nhưng Flat Black không phải màu đen đậm và tối nhất. Lúc in ra Flat Black sẽ hơi ngả xám. Màu đen này phù hợp cho các thiết kế về văn bản, hoặc thiết kế trang giấy có các dòng kẻ mỏng.

Rich Black (C 50% M 50% Y 50% K 100%)

Rich Black giống dạng màu đen đậm, với các thông số C M Y đều tăng lên và đạt khoảng 50%. Màu đen này thường dùng cho in ấn báo chí hoặc những thiết kế với nhiều đường nét kẻ nhỏ. Màu hiển thị khá sắc nét, tinh tế và rõ nhìn

Registration Black (C 100% M 100% Y 100% K 100%)

Với màu đen này, tất cả các chỉ số đều chạm ngưỡng tối đa 100%. Lớp mực đen sẽ khá giấy và nặng trên giấy và hơi giống màu bùn. Registration Black thường dùng để in các dấu đăng ký trên tài liệu quan trọng.

Cool Black (C 50% M 0% Y 0% K 100%)

Cool Black, tạm dịch là màu đen mát, với màu K (Black) = 100% và màu xanh C (Cyan) = 50%. Màu đen có thiên hướng khả xanh, phù hợp cho những thiết kế tận dụng màu tông lạnh.

Designer Black (C 70% M 50% Y 30% K 100%)

Designer Black có tổng tỉ lệ các màu đạt 250%, một con số vừa phải và phù hợp để hiển thị màu sắc đẹp trên nhiều chất liệu in ấn. Vì đặc điểm này mà Designer Black rất được ưa chuộng.

Golden Black (C 0% M 0% Y 60% K 100%)

Đúng như tên gọi, màu Đen vàng có tỉ lệ màu vàng Y (yellow) đạt khoảng 60%. Màu đen này sẽ thiên hướng ngả ấm, phù hợp những thiết kế tông ấm và cần độ sáng nhất định.

Warm Black (C 0% M 60% Y 0% K 100%)

Màu đen ấm có tỷ lệ màu đỏ R (red) đạt khoảng 60%. Sắc đen này cũng được dùng cho các thiết kế tông ấm, có phần trầm hơn so với màu đen vàng.

Cách hạn chế tình trạng nhầm sắc đen trong in ấn

Cách nhanh nhất để tránh tình trạng in nhầm sắc đen là chuyển đổi hệ màu RGB sang CMYK trước khi in ấn. Cách chuyển đổi tùy theo phần mềm bạn sử dụng.

Trong Photoshop

  • Mở file thiết kế > Image > Duplicate > OK 
  • Trên file nhân bản chọn Edit > Convert to Profile… 
  • Tại menu Destination Space phần Profile chọn Custom CMYK… > OK > Tùy chỉnh thông số thành màu đen bạn muốn in > OK > OK lần nữa.

Trong Illustrator

  • Mở file thiết kế > File > Document Color Mode > Chọn hệ màu CMYK.

Lời kết

Thiết kế in ấn luôn yêu cầu những hiểu biết nhất định để tạo ra các sản phẩm in chính xác và chất lượng nhất. Màu đen, cũng như nhiều màu sắc khác luôn có nhiều sắc thái khác nhau. Những kiến thức về màu sắc trong in ấn có thể giúp bạn hạn chế cũng như khắc phục nhiều sai sót. Hy vọng bài viết của Master Media đã mang đến những thông tin có ích cho bạn!

Tác giả

  • Trang Lưu Phan Thị

    8 năm đồng hành cùng thiết kế đồ họa, tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Từ một ý tưởng sơ khai, tôi sẽ biến nó thành những sản phẩm thiết kế độc đáo và ấn tượng. "Thiết kế là ngôn ngữ của thương hiệu, hãy để tôi kể câu chuyện của bạn!"

    View all posts

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học thiết kế đồ họa​

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn chi tiết về ngành Thiết kế Đồ họa!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Hãy để lại thông tin của bạn, Master Media sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D!

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Đăng ký tư vấn ngay

Vui lòng để lại thông tin để nhận được tư vấn sớm nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: