Portfolio là gì? Bí kíp thiết kế Portfolio thu hút
Làm sáng tạo nhất định cần biết Portfolio là gì. Bạn đã hiểu rõ về Portfolio cũng như cách sử dụng công cụ này để thêm cơ hội phát triển trong ngành? Hãy cùng khám phá các bí quyết trong bài viết sau của Master Media nhé!
Portfolio là gì?
Không khó để bạn tìm hiểu về khái niệm portfolio là gì. Portfolio bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp porte-folio. Trong đó porte mang nghĩa có thể mang theo / cầm tay. Folio mang nghĩa trang giấy. Hiểu đơn giản đây là tập hồ sơ một hoặc nhiều trang có thể mang theo bên mình. Tập hồ sơ này được dùng để người xin việc chia sẻ thông tin về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân.
Vậy Portfolio có gì khác với CV (Curriculum Vitae), cũng là một dạng hồ sơ năng lực khác?
- CV là bản tóm tắt thông tin dưới dạng chữ hoặc biểu đồ. Các thông tin bao gồm: thông tin liên lạc, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng.
- Portfolio: bản tóm tắt và chia sẻ về các dự án mà ứng viên đã làm việc. Các dự án này thường ở dạng hình ảnh với những thông tin cần thiết đính kèm. Với đặc điểm này, Portfolio rất phù hợp cho các ứng viên trong ngành sáng tạo như thiết kế, nhiếp ảnh, vẽ minh họa… Qua đó họ có thể thỏa sức flex hình ảnh của các sản phẩm đẹp mắt họ từng tạo ra. Những hình ảnh đó cũng giúp nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng hiểu hơn về khả năng của họ.
Tầm quan trọng của thiết kế Portfolio là gì?
Portfolio chính là hồ sơ năng lực có dạng hình ảnh tích hợp cho các lĩnh vực ngành nghề thiết kế, nhiếp ảnh, kiến trúc… Cụ thể, đối với những ai theo đuổi ngành Designer, Photographer, Makeup Artist, Performer thì Portfolio rất quan trọng.
Portfolio có mục đích dùng để giới thiệu và trình bày sản phẩm cá nhân của mình đến với nhà tuyển dụng. Sở hữu Portfolio có thiết kế đẹp và chuyên nghiệp có hiệu quả gây ấn tượng cao. Portfolio là trang trình bày kỹ năng, sản phẩm tiêu biểu của ứng viên đã triển khai. Mẫu Portfolio có công dụng tạo dựng thương hiệu cá nhân để đối tác và khách hàng tin tưởng hơn ở bạn. Portfolio có thể xem là CV dạng hình ảnh sinh động để bạn khẳng định dấu ấn cá nhân với nhà tuyển dụng.
Tóm lại, Portfolio vô cùng quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp như sau:
- Đối với cá nhân: Portfolio cá nhân giúp bạn nổi bật, có sự khác biệt với các ứng viên cạnh tranh khác khi cùng tham gia tuyển dụng. Đồng thời, Portfolio còn giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ các dự án, kinh nghiệm của bạn đã trình bày trong CV.
- Đối với doanh nghiệp: Portfolio công ty là ấn phẩm nhận diện và hỗ trợ quảng bá thương hiệu hiệu quả. Các doanh nghiệp sẽ in Portfolio thành từng quyền để gửi cho khách hàng và đối tác. Nhờ đó đối tác sẽ có các đánh giá khách quan, chi tiết về doanh nghiệp trước khi chọn hợp tác hay không.
Phân loại Portfolio như thế nào?
Sản phẩm Portfolio có nhiều hình thức và mẫu mã khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của người thiết kế. Trong đó, có các hình thức cơ bản của thiết kế này được phân loại như sau:
Phân loại theo nhu cầu:
- Portfolio xin việc cá nhân với mục đích thể hiện các sản phẩm nổi bật của cá nhân.
- Portfolio để giới thiệu doanh nghiệp với mục đích quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, dự án độc đáo.
Phân loại theo hình thức thể hiện:
- Portfolio PDF: thích hợp sử dụng để gửi online giúp giữ nguyên chất lượng của bản thiết kế ban đầu. Người dùng có thể dễ dàng gửi đính kèm email khi apply xin việc.
- Portfolio bản in: loại Portfolio phổ biến có thể in ra thành quyển khổ A4, A3, A5 hay catalog tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Portfolio dạng website: mục đích tiếp cận nhiều khách hàng, thích hợp các đối tượng người làm freelance cần quảng bá bản thân.
- Portfolio dạng video: loại hình này phù hợp các ứng viên ứng tuyển vị trí diễn xuất, trình diễn cần đứng trước ống kính để gây hiệu ứng mạnh đối với nhà tuyển dụng. Portfolio video là cách bạn thể hiện sự đầu tư chỉn chu và kỹ càng, nghiêm túc đối với công việc ứng tuyển.
Cấu trúc phổ biến của một Portfolio chuyên nghiệp
Một bộ danh mục chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng và được đánh giá cao cần phải có bố cục rõ ràng và hoàn hảo. Trong đó, các bộ phận cơ bản của sản phẩm Portfolio kể đến như sau:
Phần giới thiệu của Portfolio
Bố cục phần đầu tiên của một bộ Portfolio chính là giới thiệu tên tuổi, kinh nghiệm của cá nhân, doanh nghiệp. Các thông tin giới thiệu này cần trung thực, chính xác để người xem có cảm tình. Một số nội dung nhất định phải có trong phần giới thiệu cơ bản như:
- Tên tuổi của tác giả, doanh nghiệp
- Hình ảnh chân dung cá nhân hoặc hình ảnh thương hiệu một cách rõ nét và mới nhất.
- Bằng cấp chuyên môn cũng như lĩnh vực hoạt động của ứng viên, doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm làm việc của cá nhân
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn của cá nhân
- Các kỹ năng khác liên quan vị trí ứng tuyển.
- Tóm tắt quá trình làm việc trước đây và một số giải thưởng từng đạt được.
- Số điện thoại, email cá nhân, địa chỉ nơi ở của ứng viên.
Lưu ý khi viết phần giới thiệu này, bạn cần làm nổi bật được tên và thương hiệu cá nhân tác giả. Hơn nữa, bạn nên có sự tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc trong thời gian qua và các kỹ năng mình có được. Đừng quên làm nổi bật về các thành tựu mình đã đạt được trong thời gian vừa qua. Cuối cùng hãy liên kết Portfolio với các trang web hoặc hồ sơ truyền thông khác bạn đang có.
Thể hiện các sản phẩm tiêu biểu
Tiếp đến, trên Portfolio bạn cũng nên thể hiện các sản phẩm/dự án tiêu biểu nhất. Tránh đưa vào chiếc Portfolio toàn bộ tác phẩm của mình sẽ trông rất dài và không có điểm nhấn. Lúc này, hồ sơ của bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng và dễ bị loại bỏ. Lý do bởi có thể trong tất cả các sản phẩm, dự án bạn triển khai có những cái chưa tốt và xuất sắc.
Ngược lại, khi bạn cho quá ít sản phẩm, dự án thì thiết kế Portfolio của bạn sẽ rất sơ sài và không thuyết phục. Lúc này, bạn hãy chọn khéo léo các sản phẩm, dự án thật chất lượng đảm bảo bố cục Portfolio khoa học, thuyết phục người xem. Tốt nhất nên bày trí những dự án tốt nhất lên vị trí đặc biệt ở hàng đầu.
Theo kinh nghiệm của Master Media, bạn cũng cần mô tả chi tiết về mỗi sản phẩm/dịch vụ mình triển khai. Trong đó các thông tin bao gồm tính năng, lợi ích đạt được của tác phẩm đó. Đặc biệt, hãy sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao, đem đến cái nhìn thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Đánh giá từ đối tác, khách hàng cũ
Cuối cùng, phần quan trọng trong cấu trúc Portfolio không nên bỏ qua là những đánh giá từ khách hàng cũ, đối tác lâu năm. Những thông tin này sẽ giúp gia tăng giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng lên rất nhiều. Nhà tuyển dụng sẽ dễ bị thu hút bởi ứng viên có năng lực hay có nhiều đánh giá tích cực chân thực về công việc.
Tối nhất bạn nên thu thập đánh giá, sử dụng lời khen ngợi của đối tác cũ để làm nổi bật năng lực cá nhân của mình. Cụ thể, nêu rõ tên, chức danh và công ty nhà tuyển dụng cũ đã hợp tác một cách trung thực nhất.
Ngoài ra, một Portfolio hoàn chỉnh nên có các bộ phận khác như:
- Thông tin bảo hộ quyền sở hữu về tác phẩm của bạn đảm bảo hoàn toàn bảo mật.
- Phương châm sống và làm việc, cách nhìn nhận cá nhân tác giả về lĩnh vực đang theo đuổi.
- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn trong tương lai của tác giả.
Bí kíp thiết kế Portfolio dễ xin việc
Sau khi hiểu về định nghĩa Portfolio là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá về cách tận dụng công cụ này. Dưới đây là một số bí kíp thiết kế Portfolio giúp bạn dễ thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng hoặc khách hàng.
Chọn hình thức Portfolio phù hợp
Chúng ta có thể tạo Portfolio theo nhiều hình thức khác nhau. Một số hình thức phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Định dạng file (PDF, Powerpoint): Phù hợp để gửi online qua email.
- Bản in giấy: in thành tập hoặc quyển mỏng khổ A4, A5, hoặc tạo thành catalog. Hình thức này phù hợp cho designer đi phỏng vấn trực tiếp.
- Dạng website: tổng hợp sản phẩm trên một website do designer tự tạo ra hoặc trên một hệ thống website khác. Người xem chỉ cần truy cập link địa chỉ web là có thể vào xem sản phẩm của bạn. Nhiều designer hiện nay đã tạo portfolio trên behance, hay thậm chí mạng xã hội cá nhân trên Facebook, Instagram, thậm chí LinkedIn. Hình thức này phù hợp để ứng tuyển qua email, hoặc chủ động giới thiệu bản thân trên mạng xã hội cho các khách hàng tiềm năng.
- Dạng video: tổng hợp sản phẩm dưới dạng hình ảnh động. Phù hợp hơn với các ứng viên trong ngành diễn xuất, biên tập video, animation, làm phim.
Cách chọn hình thức portfolio
Nếu bạn cần xin việc thì cả 3 hình thức định dạng file online, bản in và website đều ổn. Nếu bạn đi phỏng vấn trực tiếp thì nên chuẩn bị sẵn bản in để có công cụ trực quan cho phần giới thiệu và thuyết trình về các dự án của mình. Nếu bạn là một designer đang tìm các khách hàng tiềm năng, bạn nên cân nhắc làm portfolio dạng website. Bạn chưa biết khách hàng cụ thể là ai nên cần chủ động chia sẻ sản phẩm trên một nền tảng dễ tiếp cận và có thể được nhiều người biết đến nhất.
Lựa chọn sản phẩm trong Portfolio
Chớ nên trình bày tất cả các sản phẩm bạn có trong Portfolio. Dù chúng có xuất sắc cỡ nào, ngay cả khi bạn thiếu kinh nghiệm và muốn “flex” triệt để về bản thân. Có hai lý do để bạn chọn lọc khi làm Portfolio:
- Đa số nhà tuyển dụng / khách hàng không có nhiều thời gian. Một Portfolio quá nhiều hình ảnh và thông tin dễ khiến họ nhầm lẫn dẫn đến đánh giá sai về bạn.
- Cho quá nhiều sản phẩm có thể khiến bạn vô tình khoe điểm yếu. Có những sản phẩm bạn mới làm nên còn non tay, hoặc không có thời gian để trau chuốt nhiều.
Về cách chọn sản phẩm cho vào Portfolio: Chỉ nên cho từ 3 – 5 sản phẩm nổi bật nhất, được đánh giá cao và bạn tự thấy hài lòng nhất. Nếu bạn bắt buộc phải cho nhiều hơn số lượng trên, hãy phân loại chúng vào phần cụ thể. Ví dụ, nếu bạn là thiết kế đồ họa, bạn có thể chia Portfolio thành các phần theo sản phẩm:
- Phần 1: Thiết kế nhận diện thương hiệu
- Phần 2: Thiết kế quảng cáo
- Phần 3: Thiết kế bao bì
- Phần 4: Thiết kế in ấn
Sự phân chia trên giúp bạn sắp xếp Portfolio một cách khoa học. Đồng thời bạn cũng có thể cho nhiều sản phẩm hơn vào Portfolio của mình để “flex” triệt để khả năng.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Thường xuyên làm mới Portfolio
Làm sáng tạo luôn cần đổi mới, Portfolio của bạn cũng vậy. Đừng quên cho những sản phẩm xuất sắc mới nhất vào Portfolio bản thân. Điều này đặc biệt có ích cho các bạn designer tạo Portfolio để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những update mới cũng giúp bạn duy trì, thậm chí tăng thêm sức hút của Portfolio. Nhờ vậy, bạn có thể thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn khách mới, trong khi duy trì kết nối với những người theo dõi sẵn có.
Nên sử dụng thiết kế Portfolio in ấn khi đi phỏng vấn
Rất nhiều ứng viên ưu tiên sử dụng Portfolio online nhưng nếu bạn tham gia các buổi phỏng vấn trực tiếp hãy chuẩn bị bản Portfolio in ấn theo. Đây là cách thể hiện bạn tỉ mỉ, cẩn thận, quan tâm buổi phỏng vấn để thuyết phục nhà tuyển dụng
Chọn trình bày sản phẩm tốt nhất
Mỗi dự án/ sản phẩm bạn muốn đưa vào thiết kế Portfolio cần đảm bảo là tốt nhất. Nhờ đó sẽ giúp bạn tỏa sáng và thể hiện tối đa kỹ năng bản thân. Portfolio có thể ngắn nhưng phải “chất”, đảm bảo ấn tượng và có sức hút.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin giải thích Portfolio là gì và một số bí kíp để bạn tạo ra một chiếc Portfolio hấp dẫn. Hy vọng bài viết trên của Master Media đã mang đến những nội dung có ích cho bạn!