Storyboard – “Xương sống” cho Hoạt họa 2D

Storyboard – “Xương sống” cho Hoạt họa 2D

Storyboard là công đoạn quan trọng cho quy trình làm phim, hoạt họa… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về công đoạn này. Nếu coi phim hoạt hình là một cá thể, thì Storyboard chính là “xương sống” của cá thể đó. Vậy Storyboard là gì? Tại Master Media, chúng mình được đào tạo về quy trình này như thế nào?

Storyboard là gì?

Theo nghĩa tiếng Anh, Story là câu chuyện, board là bảng vẽ hoặc viết. Đúng như tên gọi, storyboard là những hình ảnh vẽ theo dạng bảng, miêu tả lại câu chuyện được kể trong kịch bản.

Nguồn: Cinephile.club.

Nếu như kịch bản là phiên bản chữ của câu chuyện, storyboard chính là phiên bản hình ảnh sơ khai nhất cho những thước phim. Thông thường nó sẽ bao gồm 2 phần: phần tranh vẽ và phần mô tả chữ đính kèm cùng với số thứ tự phân cảnh.

Vì sao lại cần?

Một số người thắc mắc vì sao cần vẽ storyboard cho mất công? Nội dung phim đều được mô tả chi tiết trong kịch bản, không phải chỉ cần đọc và quay lên hình là xong sao?

 

Vì sao lại cần tới Storyboard ?

Thực tế, quy trình làm phim không đơn giản như vậy. Để thiết kế nên những thước phim, đạo diễn cùng ekip cần hình dung thật chi tiết và tường tận về khung cảnh. Phân cảnh này nên chọn góc nào, bố cục hình ra sao? Nếu chỉ đọc kịch bản và ra hiện trường quay luôn sẽ cực kỳ khó khăn cho ekip thực hiện.

Các bạn đã từng xem MV “KSD” của Cam chưa? Đằng sau một MV chất chơi như thế là một storyboard cũng rất chất chơi và chi tiết như thế này nhé.

“Từ một tác phẩm chữ làm thành một kịch bản đã là một khâu rồi. Từ kịch bản mà quay lên phim lại phải qua một khâu khác. Storyboard chính là để phục vụ cho việc hình dung cụ thể hình ảnh khi quay lên sẽ như thế nào. Đây là công cụ tốt nhất để truyển tải ý tưởng của một người sáng tạo một cách rõ ràng nhất cho người khác.” Giảng viên MMA phân tích.

Storyboard giúp đoàn làm phim như thế nào?

Thứ nhất, đây là cách để đạo diễn và ekip phải “bão não” trước khi ra hiện trường. Họ sẽ phải hình dung trước trong đầu về từng phân cảnh. Quá trình này sẽ giúp họ có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn khi quay phim. Họ sẽ biết cảnh này đặt máy ở đâu, sắp xếp các chi tiết như thế nào, chưa kể đến các yếu tố như ánh sáng, màu sắc…

Có một câu chuyện thú vị về tác dụng to lớn của storyboard. Bất cứ ai làm điện ảnh đều biết đến đạo diễn Hitchcock, người thầy của những bậc đạo diễn tài ba. Lúc bình thường ông được cho là không bao giờ nhìn vào màn hình dành cho đạo diễn. Đơn giản vì ông đã chuẩn bị rất chi tiết cho khâu storyboard. Các bản vẽ được ông ấy làm rất chi tiết và tỉ mỉ với mọi hình ảnh. Vì vậy những chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã nằm sẵn trong đầu của ông rồi.

 

Storyboard giúp đoàn làm phim như thế nào?

Thứ hai, storyboard là công cụ đắc lực cho teamwork. Các đoàn làm phim đông thành viên sẽ khó mà truyền đạt ý đồ, nội dung của các cảnh quay. Tất cả thành viên chỉ cần nhìn vào bản vẽ và mô tả là hiểu họ sẽ quay cảnh gì và cần chuẩn bị ra sao. Cũng vì vậy mà quy trình quay sẽ trôi chảy và tiết kiệm thời gian hơn.

Thứ ba, storyboard là bản cứng để bán một kịch bản cho khách hàng. Khó có khách hàng nào sẽ hiểu và lập tức gật đầu với ý tưởng trên giấy. Họ cần phải nhìn và hình dung cả quá trình thật kỹ càng. Bằng bản vẽ storyboard, khách hàng có thể nhìn thấy ngay ý tưởng video/phim ngắn thành hình như thế nào. Như vậy bản thuyết trình của bạn sẽ thuyết phục và có sức bán cao hơn.

Ứng dụng của storyboard

Với vai trò quan trọng, storyboard được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất phim và hoạt họa. Những định dạng video có kịch bản đều cần đến storyboard. Bạn có thể thấy trong sản xuất quảng cáo (TVC), phim điện ảnh, phim hoạt hình 3D…

Thông thường, quy trình làm storyboard sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Xây dựng kịch bản, xác định những cảnh quay quan trọng
  • Bước 2: Xây dựng timeline chi tiết (thời gian bắt đầu và kết thúc của video, thời lượng mỗi phân cảnh…)
  • Bước 3: Lựa chọn công cụ Storyboard phù hợp (có thể in các mẫu có sẵn trên Google hay sử dụng phần mềm để làm. Ví dụ như: Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop Sketch.
  • Bước 4: Tiến hành phác thảo hình ảnh (viết phần kịch bản xuất hiện trong cảnh đó và ghi chú những gì đang xảy ra).

Học thêm kỹ năng tại Master Media

Từ storyboard của một bộ phim nổi tiếng như Parasite ta có thể rút ra rất nhiều bài học.

Cân nhắc khả năng ứng dụng của storyboard, MMA cân nhắc ứng dụng đưa storyboard vào rất nhiều mảng của khóa học. Tại Học viện Master Media, storyboard không chỉ được ứng dụng vào phim ngắn và dựng video. Từ khóa học Truyện tranh, hoạt hình 2D, cho tới Dựng phim, Dựng game 3D,… Storyboard sẽ là xương sống định hình cho ấn phẩm của các bạn.

“Thuần thục storyboard sẽ định hình được tư duy thiết kế.“

“Khi vẽ truyện tranh, không phải cứ cắm đầu cắm cổ vẽ là được. Trong hàng chục khung tranh, chỉ có một vài khung mang tính cốt lõi cho ấn phẩm. Storyboard chính là để ghi lại và định hình cái cốt lõi đó. Tương tự thế để phát triển lên hoạt hình và hoạt họa 2D. Tránh phí công sức và nguồn lực vào lan man dông dài, ta phải định hình ra những khung hình cốt lõi trước và tập trung phát triển từ đó.” Giảng viên Nguyễn Doãn Sơn góp ý và chia sẻ.

Để Master Media có thể đem lại nhiều kiến thức thú vị hơn, các bạn có thể theo dõi qua các kênh sau:

Facebook: Master Media Academy

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Bạn có thể để lại các thông tin bên dưới, Master Media sẽ gọi lại ngay cho bạn để tư vấn miễn phí

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline: