Sự khác biệt giữa UX Design và Product Design

Sự khác biệt giữa UX Design và Product Design

Cùng thuộc thiết kế nhưng UX Design và Product Design lại gần như hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Trong bài viết hôm nay, Master Media sẽ cùng bạn mở rộng thêm kiến thức về ngành thiết kế qua những tìm hiểu về hai lĩnh vực trên.

Giải thích về UX Design

UX Design là viết tắt cho cụm từ User Experience Design, hay Thiết kế Trải nghiệm Người dùng. Khái niệm này thường gắn liền với thiết kế website hay ứng dụng cài đặt trên các thiết bị công nghệ. Hiểu đơn giản, UX Design là một quy trình thiết kế nhằm tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng một sản phẩm (thường là website). Bạn sẽ trải nghiệm UX Design khi lướt web, hay sử dụng một ứng dụng bất kỳ như Game, Mua sắm, hay Học tiếng Anh… Ví dụ như khi bạn dùng một ứng dụng Mua sắm, bạn có dễ tìm kiếm thấy mặt hàng cần mua? Khi đã tìm thấy bạn có dễ dàng tham khảo những thông tin sản phẩm như giá, kích thước, địa điểm cửa hàng…? Các thao tác tiếp theo như chọn hàng, kích thước, cho vào giỏ hàng, hay mua hàng… có nhanh chóng và thuận tiện? 

Đáp án của tất cả những câu hỏi trên đều tùy thuộc vào tính hiệu quả của UX Design. Một sản phẩm của UX Design tốt sẽ nhận được những đáp án hay phản hồi tích cực từ phía người dùng. Ngược lại, UX Design tệ sẽ tiếp nhận phản hồi tiêu cực và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của sản phẩm.

Làm UX Design là làm gì?

Về cơ bản, UX Design sẽ bao gồm những công việc chính sau:

  • Tìm hiểu về người dùng: cần nghiên cứu để hiểu rõ, hiểu sâu về tâm lý, hành vi của người dùng – những tập khách hàng chính của sản phẩm. Qua đó người thiết kế mới có insight hay góc nhìn từ phía người dùng để tạo thiết kế trải nghiệm phù hợp với họ.
  • Hỗ trợ Thiết kế Giao diện (UI Design): hỗ trợ thiết kế giao diện bên ngoài của sản phẩm (thường là website hoặc ứng dụng). Điển hình như thiết kế bố cục các tựa đề, cách xếp nội dung, chọn màu sắc, tông chủ đạo… Mục đích của bước này là tạo ra một sản phẩm đẹp mắt nhưng vẫn dễ nhìn, có tính nhất quán và logic.
  • Tạo bản vẽ khung và thử nghiệm: người thiết kế phác thảo các bản vẽ khung (wireframes) mô phỏng về các bước thao tác và cách phân bổ luồng thông tin phục vụ người dùng. Sau đó họ thực hiện các bản mẫu (prototypes) để thử nghiệm bản thiết kế của mình.
  • Kiểm thử: nhà thiết kế và các đơn vị liên quan thực hiện kiểm thử bản mẫu (prototypes), tiếp nhận đánh giá từ người dùng thử, thu thập số liệu để sửa đổi và hoàn thiện thiết kế.
  • Hoàn thiện thiết kế: ở bước cuối cùng, nhà thiết kế dần bổ sung các thành phần tạo tương tác với người dùng như menu, nút bấm trên website/ứng dụng. Họ cần đảm bảo những thành phần này dễ sử dụng, hoạt động tốt và dễ nhìn với người dùng.

Giải thích về Product Design

Product Design là ngành Thiết kế (Design) những Sản phẩm (Product) tùy theo yêu cầu của một đối tượng cụ thể. Những đối tượng có thể là chủ doanh nghiệp, tổ chức, hay một thương hiệu bất kỳ. Sản phẩm của Product Design rất rộng lớn, từ dạng vật lý như các vật dụng chúng ta cầm nắm, dùng hàng ngày, cho đến dịch vụ dưới dạng quy trình, sản phẩm kỹ thuật số… Một chiếc ghế, kính mắt, một chiếc ô tô, hay một website, một quy trình thanh toán… Tất cả đều là sản phẩm của Product Design. Những người làm về Product Design không chỉ tạo ra hình hài cho sản phẩm, mà còn chịu trách nhiệm về thiết kế các chức năng, tính ứng dụng của sản phẩm đó.

Từ định nghĩa trên, dễ dàng nhận thấy ngành Product Design hầu như rất khác biệt với UX Design. Khác biệt về độ đa dạng, tính phức tạp và thậm chí độ khó trong công việc.

Làm Product Design là làm gì?

Product Design bao gồm nhiều quy trình phức tạp. Tùy vào nhiều yếu tố, công việc của một người làm Product Design có thể bao hàm hoặc chuyên sâu về một trong nhiều công đoạn sau:

  • Nghiên cứu mục đích ra đời của sản phẩm: hầu hết các sản phẩm qua Product Design đều phục vụ một mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ, cần tạo ra một mẫu ghế mới để mở rộng tập khách hàng cho thương hiệu, từ đó tăng thị trường kinh doanh và tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
  • Nghiên cứu và xác định giá trị sản phẩm: bước tiếp theo, nhà thiết kế cần tìm ra giá trị cốt lõi giúp sản phẩm trở nên khác biệt trên thị trường. Vẫn là với mẫu ghế ở trên, nó có điểm gì khác với các mẫu ghế khác? Điểm khác đó nằm ở kiểu dáng, tính năng, hay giá thành?
  • Xác định tập khách hàng mục tiêu: Ai hay tập người dùng nào sẽ phù hợp nhất cho sản phẩm này? Các khách hàng thượng lưu hay người trẻ tuổi, độc thân?

  • Phác thảo ý tưởng thiết kế: sau khi đã có những thông tin quan trọng nhất, bước tiếp theo chính là lên ý tưởng thiết kế. Ý tưởng này không chỉ về thẩm mỹ, mà còn ở tính năng, mức tiện dụng của sản phẩm.
  • Triển khai ý tưởng thiết kế: nhà thiết kế khi hoàn thiện ý tưởng sẽ giao lại cho các bộ phận liên quan để kiểm duyệt, sau đó triển khai. Tại bước này nhà thiết kế cần làm việc chặt chẽ với các bộ phận thực hiện nhằm đảm bảo ý tưởng được thực hiện đúng và sát nhất với bản thiết kế.
  • Đánh giá hiệu quả thiết kế: công đoạn cuối cùng là theo dõi và liên tục hoàn thiện sản phẩm. Nhà thiết kế lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng và tiếp tục đưa ra những cải tiến để sản phẩm được nâng cấp hơn.

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa 

Tạm kết

Dễ thấy UX Design và Product Design là hai lĩnh vực thiết kế rất khác biệt nhau. Product Design có tính đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với UX Design. Dù vậy lĩnh vực nào cũng có những thú vị riêng, mang đến những trải nghiệm đáng nhớ và một nguồn thu nhập rất hứa hẹn cho người trong nghề. Hy vọng bài viết của Master Media trên đã mang đến những thông tin có ích cho bạn.

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.