Thiết kế Game cần học những gì? Để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn

Thiết kế Game cần học những gì? Để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn

Nếu bạn yêu thích ngành Game Design nhưng chưa biết Thiết kế Game cần học những gì? Hãy tham khảo ngay và luôn bài viết dưới đây của Master Media nhé.

Có khó để làm Game Designer nếu mới ra trường?

Thiết kế Game là vị trí chủ chốt trong tất cả các dự án Game. Họ gần như một đầu tàu, là người khởi xướng và quyết định về mọi yếu tố chính trong Game. Từ ý tưởng, cốt truyện, lối chơi, cho đến lập trình, hay thiết kế hình ảnh sao cho hấp dẫn. Với phạm vi làm việc rộng lớn như vậy, vị trí này cũng cần có hiểu biết rộng lớn. 

Có khó để làm Game Designer nếu mới ra trường?
Có khó để làm Game Designer nếu mới ra trường?

Trên thực tế, sẽ hơi khó để làm Game Designer nếu bạn là một Fresher mới ra trường. Thông thường các bạn sẽ cần một vài năm trau dồi kinh nghiệm từ các vị trí khác trong dự án Game. Có thể là Graphic Designer, 3D Artist, Developer, thậm chí Game Tester. Những năm đầu này sẽ cho các bạn trải nghiệm, đi kèm là kiến thức đa dạng về Game. Nhờ vậy mà các bạn sẽ tự tin và sẵn sàng hơn cho vị trí Game Designer khá thử thách. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ dành cho những bạn trẻ được tiếp xúc với ngành làm Game sớm và có tài năng.

Sau đây là những kiến thức cần học để làm Game Designer. Qua đây sẽ giúp bạn hình dung và có sự chuẩn bị tốt nhất cho ước mơ này của mình nhé.

Thiết kế Game cần học những gì?

Kiến thức chuyên ngành

Để làm ra một Game hoàn chỉnh không hề đơn giản. Mỗi Game bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Chúng sẽ được quyết định bởi các Game Designer. Bởi lẽ đó bạn cần có kiến thức về các thành phần cấu tạo chính của Game nếu muốn theo nghề Thiết kế Game. Những thành phần này có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

– Nhóm Kỹ thuật: Các kiến thức về lập trình, cách tạo mã để xây dựng hệ thống Game. Từ đó đảm bảo Game có thể chạy tốt trên các hệ điều hành và thiết bị khác nhau.

– Nhóm Nội dung Game: Kiến thức về xây dựng Nhân vật, nguyên tắc chơi, cốt truyện, thậm chí kịch bản Game. Nhiều bộ Game huyền thoại sở hữu số lượng người chơi rất lớn nhờ vào nội dung ấn tượng. Dàn nhân vật có cá tính, nguyên tắc chơi thông minh và một nội dung thú vị chắc chắn sẽ giúp Game thành công.

Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức chuyên ngành

– Nhóm Mỹ thuật: Kiến thức mỹ thuật, tư duy hội họa để quyết định Game có đẹp mắt và thu hút người xem hay không. Cái đẹp của Game nằm ở tạo hình nhân vật, bối cảnh, giao diện trên website hoặc ứng dụng…Thiết kế Game nên có kiến thức về Mỹ thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ cho game.

Các phần mềm sáng tạo Game

Game là một ngành thuộc về công nghệ thuần túy. Bất cứ thành phần nào của Game đều được sinh ra nhờ vào bàn tay công nghệ. Chính vì vậy mà hầu như ai làm về Game đều nhanh nhạy về một số phần mềm hoặc công cụ nhất định. Các Game Designer cũng không phải ngoại lệ. Bạn nên am hiểu và thành thạo các phần mềm hữu ích cho Game. Đó có thể là những phần mềm về lập trình, hoặc chuyên về đồ họa, Testing Game. Bất cứ phần mềm nào cũng có ích cho công việc của bạn. Thiếu đi phần kiến thức này, bạn sẽ rất khó để quản lý và nắm bắt công việc của các vị trí khác trong nhóm dự án mình làm việc.

Một số phần mềm làm Game phổ biến hiện nay bao gồm: Maya, 3DsMax, Game Maker Studio, Unity. Hãy dành thời gian nghiên cứu, sử dụng các phần mềm này nếu bạn muốn làm Thiết kế Game nhé.

Các phần mềm sáng tạo Game
Các phần mềm sáng tạo Game

Các kỹ năng mềm

Thiết kế Game là người quyết định chính cho các thành phần của Game. Mỗi thành phần này sẽ được thực hiện bởi các đội nhóm với nhiều thành viên khác nhau. Với công việc của mình, các Game Designer sẽ cần làm việc cùng tất cả đội nhóm. Đồng thời họ cũng cần trao đổi với khách hàng, chủ dự án, khá nhiều đối tượng liên quan đến dự án Game.

Tính chất công việc như trên sẽ yêu cầu Game Designer có những kỹ năng mềm cần thiết. Đặc biệt là các kỹ năng làm việc và tương tác với con người. Một số kỹ năng quan trọng nhất bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp với nhiều đối tượng làm việc;
  • Kỹ năng thương thuyết, trao đổi;
  • Kỹ năng thuyết trình để chia sẻ, giải thích với đối tác, khách hàng hoặc quản lý cho những quyết định quan trọng;
  • Kỹ năng lên kế hoạch để đảm bảo Game được hoàn thành đúng lộ trình với đầy đủ các tính năng và có hiệu quả;
  • Kỹ năng sáng tạo: đặc biệt quan trọng để luôn có những ý tưởng mới độc đáo. Game Designer cần biết cách để có được những ý tưởng mới, liên tục biến đối và có thể biến chúng thành thực tế.
Các kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm

Nên học Thiết kế Game ở đâu?

Một thực tế hơi đáng tiếc là hiện nay chưa có một trường đại học đào tạo chính thức về lĩnh vực Thiết kế Game. Một số ngành học tại Đại học có thể ứng dụng cho làm Game bao gồm: 

  • Thiết kế đồ họa
  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ đa phương tiện

Phần lớn các bạn đang theo đuổi đều du học hoặc đăng ký tại các học viện đào tạo tư nhân. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều địa chỉ đào tạo uy tín với chương trình chỉ trong 1 năm, lịch học linh hoạt vào tối và cuối tuần. Đây là lựa chọn đáng cân nhắc với các bạn muốn nghiêm túc theo đuổi lĩnh vực làm Game.

Bạn có thể tham khảo qua khóa học Thiết kế Game 3D dưới đây của Master Media. Khóa học được thiết kế đặc biệt cho bất cứ ai yêu thích và muốn làm Game. Không giới hạn về độ tuổi, đặc biệt linh hoạt về giờ giấc. Khóa học 1 năm cho phép các bạn học sinh, sinh viên và người đi làm theo học theo lịch trình riêng. 

Tham khảo nội dung khóa học tại đây.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Master Media đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Thiết kế Game cần học những gì. Làm Thiết kế Game sẽ cần học hỏi khá nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên nếu thực sự đam mê lĩnh vực này, mỗi phần kiến thức sẽ là thêm một khám phá thú vị cho bạn. Chúc bạn sớm biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.