Tư duy thiết kế quan trọng thế nào đối với Designer
“Cogito, ergo sum” – “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Câu nói nổi tiếng của triết gia người Pháp René Descartes đã khái quát một quy luật tất yếu trong mọi lĩnh vực đời sống. Đặc biệt ở những ngành đòi hỏi tính sáng tạo như thiết kế đồ họa. Sự tư duy chính là yếu tố sống còn đối với người làm nghề. Vậy tư duy thiết kế là gì và có vai trò như thế nào đối với một Designer?
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là một khái niệm rộng. Theo Timothy Brown(người sáng lập công ty thiết kế IDEO), giải thích trong một bài báo mà ông đã viết cho Harvard Business Review:
“Tư duy thiết kế là sử dụng tính nhạy cảm và phương pháp của nhà thiết kế để phù hợp với nhu cầu người dùng. Kết hợp những yếu tố khả thi của công nghệ và một chiến lược kinh doanh tốt để chuyển đổi thành giá trị cho khách hàng cũng như tạo ra cơ hội thị trường.”
Thầy Nguyễn Doãn Sơn – Giảng viên Master Media với 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường đại học mỹ thuật (SPNTTW, MTCN) đã phát biểu về vấn đề này như sau:“…Trong thiết kế đồ họa, tư duy thiết kế có thể được hiểu đơn giản là sự sáng tạo hiệu quả khi tạo hình cho một sản phẩm thiết kế…”. Cũng theo thầy Sơn, nhà thiết kế luôn phải là một nhà sáng tạo. Phải dựa trên hiểu biết thực sự về mỹ thuật, thiết kế chứ không chỉ làm theo công thức và việc học công cụ thuần túy.
Vai trò của Tư duy thiết kế
Designer không có tư duy thiết kế chính là đang tự đào thải chính mình!
Một minh chứng cho sự thay đổi của thị trường việc làm hiện nay đó là các công ty đang chuyển dần từ việc thuê riêng một designer sang việc thuê các designer tự do (freelancer). Hoặc bỏ tiền để mua sản phẩm trên các nền tảng thiết kế như DesignBold, Uplevo, Canva, Snappa, Shutterstock,…. So sánh ra, với mức giá subscribe chỉ khoảng 12-39 USD/tháng để download sử dụng không giới hạn các ấn phẩm tuyệt đẹp của những nhà thiết kế chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Thuê về một designer in-house liệu có đáng nữa không?
Nhận xét về vấn đề này, anh Lê Nam Quang – Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Online Anee, người đã thực hiện TVC cho VTV, Yamaha, Bia Hà Nội,…cho rằng:
“Để có thể cạnh tranh được trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, các Designer phải luôn chú trọng phát triển tư duy thiết kế của bản thân. Từ đó tạo ra được những sản phẩm có cá tính, phong cách riêng. Không nên có suy nghĩ rằng hiểu được bảng công cụ hay biết vài thủ thuật Photoshop, Illustrator là có thể vỗ ngực nói mình là Designer. Trở thành Designer là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Bắt đầu từ mỹ thuật cơ bản cho đến những quy tắc thiết kế nâng cao.”
Tầm quan trọng của tư duy thiết kế
Áp dụng tư duy thiết kế vào đời sống và kinh doanh mang lại 5 lợi ích đáng kể sau:
- Giúp bạn có cái nhìn vấn đề đúng đắn: Tư duy thiết kế giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất.
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề: Bằng cách đi sâu vào vấn đề, bạn có thể phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nhờ tư duy thiết kế, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Khuyến khích đổi mới tư duy: Sự đổi mới, sáng tạo là điều cần thiết trong việc giải quyết vấn đề, dựa vào việc rèn luyện tư duy thiết kế không chỉ khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề mà còn tạo ra những giải pháp mới mẻ và hiệu quả.
- Cung cấp kết quả thử nghiệm phù hợp: Quá trình thiết kế dựa trên thử nghiệm và đánh giá, điều này giúp đảm bảo rằng các giải pháp cuối cùng đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của người dùng. Từ đó, các giải pháp thiết kế được áp dụng vào thực tế mang lại trải nghiệm hữu ích và thuận
- Cung cấp kiến thức bổ ích: Bạn được cơ hội để phát triển và hoàn thiện tư duy của cá nhân, tự tin hơn trong việc đối mặt với các thách thức trong cuộc sống và công việc nhờ vào việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ quá trình rèn luyện tư duy thiết kế.
Ví dụ: Một công ty phát triển ứng dụng di động áp dụng tư duy thiết kế để tạo ra giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng. Bằng cách nghiên cứu và đồng cảm với nhu cầu của người dùng, họ phân tích và xác định các vấn đề cốt lõi trong việc sử dụng ứng dụng. Từ đó, họ tạo ra các phiên bản thử nghiệm và tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng giao diện cuối cùng đáp ứng được mong đợi của người dùng và mang lại trải nghiệm tốt nhất. Qua quá trình này, họ không chỉ cung cấp một ứng dụng hữu ích mà còn tạo ra một môi trường học hỏi và phát triển cho nhân viên.
Quy trình 5 bước trong tư duy thiết kế
Quy trình tư duy thiết kế là bước quan trọng không thể thiếu trong mọi dự án. Dưới đây là mô hình 5 bước tư duy thiết kế phổ biến nhất:
- Đồng cảm, hiểu rõ mong muốn khách hàng: Bắt đầu với việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của người dùng để có cái nhìn sâu sắc về mong muốn của họ đối với sản phẩm/dịch vụ.
- Xác định vấn đề cốt lõi của vấn đề: Phân tích và tổng hợp thông tin thu thập để xác định vấn đề cốt lõi cần giải quyết và xây dựng chân dung khách hàng chi tiết.
- Tạo ý tưởng phù hợp: Dựa trên thông tin thu thập, tạo ra các ý tưởng sáng tạo và phát triển các giải pháp thay thế cho vấn đề được đề cập.
- Thử nghiệm để đánh giá hiệu quả: Cho ra mắt các phiên bản dịch vụ thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của các ý tưởng và giải pháp đề xuất.
- Kiểm tra và cải thiện: Đánh giá kết quả từ các thử nghiệm và sử dụng để xác định và cải thiện các vấn đề, lặp lại quy trình để hoàn thiện thiết kế.
Làm thế nào rèn luyện được tư duy thiết kế?
Tư duy thiết kế không phải một dạng tài năng thiên bẩm. Đó là kết quả của quá trình tích lũy, phát triển và hoàn thiện dần dần.
Để rèn luyện được tư duy thiết kế, một Designer cần phải:
Không ngừng luyện tập, trau dồi kiến thức về mỹ thuật, hội họa, đồ họa
Đây là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc hình thành tư duy thiết kế. Cũng là vũ khí “tối thượng” nhất đối với một Designer thực thụ.
Tự thử thách bản thân trong từng sản phẩm mình tạo ra
“Learn the rules like a pro, so you can break them like an artist”. Khi đã nắm rõ những quy tắc thì hãy thử sáng tạo và thổi phong cách riêng vào sản phẩm, luôn tự tin và cố gắng không ngừng.
Thành thạo các phần mềm, công cụ thiết kế
Sau khi đã có nền tảng tư duy, để sản phẩm trở nên chuyên nghiệp và dễ tiếp cận với khách hàng hơn thì việc áp dụng công nghệ, phần mềm trợ giúp là vô cùng cần thiết.
Cập nhật những xu hướng thiết kế mới
Xu hướng thẩm mỹ luôn luôn thay đổi, các Designer không đứng ngoài cuộc đua đó. Việc tiếp nhận những cái mới không chỉ đem lại nhiều niềm cảm hứng sáng tạo mà còn giúp người thiết kế nhanh chóng bắt kịp nhu cầu khách hàng.
Kết:
Nếu không tự mình suy nghĩ, sáng tạo – Designer sẽ nhanh chóng bị máy móc thay thế. Dần dần kết cục sẽ bị thị trường đào thải. Một người thiết kế biết tư duy sáng tạo dựa trên nền tảng mỹ thuật, đồ họa chuẩn mực không chỉ dễ dàng làm chủ công cụ mà còn có thể tự tin chiến thắng trước bất kỳ đối thủ nào.
Master Media hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kiến thức mới mẻ cho bạn. Đặc biệt trong ngành Thiết kế đồ họa, Thiết kế đồ họa Game & hoạt hình 3D!
Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn
Facebook: Master Media Academy