Vì sao không nên bi quan nếu bạn … vẽ xấu?

Vì sao không nên bi quan nếu bạn … vẽ xấu?

Vẽ xấu đừng vội sầu! Đó là câu châm ngôn cho bất cứ bạn trẻ nào đã trót yêu các ngành sáng tạo liên quan đến mỹ thuật nhưng lại e dè về kỹ năng. Tất cả các kỹ năng đều có thể học và cải thiện theo thời gian. Vẽ cũng là một trong số đó.

Bạn có chắc là mình vẽ xấu?

Không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu vẽ đẹp. Nhưng những người không có năng khiếu ấy chưa chắc đã vẽ xấu. Bạn cho rằng mình vẽ xấu vì cảm thấy khó khăn mỗi khi vẽ. Dù bạn cố gắng thế nào thì những bức tranh của bạn vẫn nhìn không đẹp mắt? Đồng ý là có thể bạn không sinh ra với năng khiếu thiên bẩm là họa sĩ. Tuy vậy bạn vẫn chưa thể chắc chắn là kỹ năng vẽ của bạn sẽ mãi dừng lại một chỗ.

Bạn có chắc là mình vẽ xấu?

Tư duy bảo thủ và cầu tiến

Trong cuốn sách “Mindset: The New Psychology of Success”, giáo sư Carol Dweck của Đại học Stanford đã đưa ra hai khái niệm rất nổi tiếng về tư duy. Đó là Fixed Mindset (Tạm dịch: tư duy bảo thủ) và Growth Mindset (Tư duy cầu tiến).

Những người theo Fixed Mindset cho rằng mỗi người sinh ra đã có sẵn những phẩm chất, kỹ năng nhất định. Những yếu tố này là cố định và không thể thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, nhóm này tin rằng dù chúng ta có làm gì thì những phẩm chất hay kỹ năng có sẵn trong chúng ta đều bất biến. Dù có cố gắng học tập hay rèn luyện như thế nào thì khả năng của bạn vẫn như lúc ta mới sinh ra. Ngược lại, những người theo Growth Mindset tin vào sự phát triển của con người. Những yếu tố như phẩm chất, năng lực đều có thể được cải thiện nếu ta sẵn sàng học hỏi và dành thời gian để trau dồi.

Nghiên cứu của giáo sư Dweck đã cho thấy những người có Growth Mindset dễ gặt hái thành công hơn nhóm còn lại. Họ luôn cố gắng để phát triển mọi kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Với cách nghĩ này, cũng có thể nói là bạn chỉ vẽ chưa đẹp.

Quay trở lại với câu chuyện vẽ xấu hay đẹp, bạn chọn theo đuổi lối tư duy nào? Vẫn nghĩ rằng mình vẽ xấu và mãi mãi chỉ được có vậy mà thôi? Hay mình có thể học hỏi để vẽ đẹp hơn từng ngày, từng chút một? Kết quả sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Những bí quyết giúp bạn dần vẽ xấu thành đẹp

Học kiến thức mỹ thuật căn bản để hết vẽ xấu

Trên thực tế không có cách nào để khắc phục tình trạng vẽ xấu chỉ trong nháy mắt, trừ khi dùng App điện thoại hay AI. Cách duy nhất là học và rèn luyện từng ngày. Bất cứ kỹ năng nào cũng cần đến kiến thức để rèn luyện và vẽ cũng vậy. Bạn sẽ cần học những kiến thức mỹ thuật căn bản để luyện tập có phương pháp. Bạn có thể tự học qua nguồn thông tin trên mạng hoặc mua sách để đọc thêm. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian học có hệ thống hơn thì bạn nên tìm những khóa học mỹ thuật ngắn hạn có thầy cô hướng dẫn.

Những bí quyết giúp bạn dần vẽ xấu thành đẹp

Chăm chú quan sát và ghi nhớ chi tiết

Có một câu chuyện nổi tiếng về danh họa Leonardo Da Vinci thời niên thiếu. Khi mới làm quen với hội họa chuyên nghiệp, ông được thầy giáo giao cho bài tập vẽ trứng mỗi ngày. Hàng ngày ông đều phải vẽ một quả trứng và đưa lại cho thầy. Việc này lặp đi lặp lại khiến cậu bé Leonardo phát chán và thắc mắc với thầy giáo. Người thầy nói với ông:

“Nếu quan sát thật kỹ con sẽ thấy mỗi quả trứng đều khác nhau. Có một số quả to, một số quả lại nhỏ, số khác thì nhọn hoặc tròn đều. Con sẽ không thể tìm thấy hai quả trứng hoàn toàn giống nhau trong số 1000 quả. Thậm chí cùng một quả trứng nhưng nếu nhìn từ nhiều góc độ khác nhau hình dáng lại khác đi. Ánh sáng cũng thay đổi màu sắc của quả trứng. Vẽ quả trứng là điều không dễ. Sao con có thể học vẽ mà không chăm chỉ?”

Câu chuyện trên của Da Vinci không chỉ đưa ra thông điệp về sự chăm chỉ. Nội dung còn cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng quan sát và ghi nhớ trong hội họa. Hầu hết người vẽ đẹp đều rất chăm quan sát. Họ sẽ để ý từng chi tiết của mọi sự vật với hình dáng, màu sắc ra sao. Họ ghi nhớ và hồi tưởng lại khi vẽ. Đó chính là “nguồn tư liệu” quý giá để họ sáng tạo cho các tác phẩm. Vậy cũng rất có thể bạn không vẽ xấu, chỉ là chưa chăm chú quan sát đấy!

Những bí quyết giúp bạn dần vẽ xấu thành đẹp

Luyện tập mỗi ngày

Cũng từ câu chuyện trên của Da Vinci, tính chăm chỉ cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện kỹ năng vẽ xấu thành đẹp. Nếu thực sự nghiêm túc với kỹ năng này bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày cho việc học vẽ. Đó có thể là 30 phút vào giờ thư giãn buổi tối, hoặc tranh thủ khi bạn đang trong giờ nghỉ giải lao tại trường hay lớp học. Bạn có thể bắt đầu bằng cách vẽ mô phỏng lại những bức tranh đơn giản để luyện tay, tính quan sát cũng như khả năng ghi nhớ. Tích tiểu thành đại, sẽ có ngày bạn ngạc nhiên bởi kỹ năng của mình. 

Những bí quyết giúp bạn dần vẽ xấu thành đẹp

Lời kết

Không phải ai sinh ra cũng vẽ đẹp, nhưng bất cứ ai cũng có thể học cách vẽ đẹp hơn mỗi ngày. Mong rằng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn. Không còn bi quan vì nghĩ rằng mình vẽ xấu và bỏ lỡ nhiều đam mê cũng như mơ ước dành cho tương lai.

Master Media hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kiến thức mới mẻ cho bạn. Đặc biệt trong ngành Thiết kế đồ họaThiết kế đồ họa Game & hoạt hình 3D!

Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Facebook: Master Media Academy

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.