Bạn sẽ làm gì nếu biết tin mình trượt đại học?

Bạn sẽ làm gì nếu biết tin mình trượt đại học?

Bạn sẽ làm gì nếu trượt đại học? Có lẽ đây là tình huống giả định không bạn nào muốn nghĩ đến. Nhưng cuộc sống đôi khi sẽ không như chúng ta mong đợi. Bởi vậy chúng ta nên có sự chuẩn bị cho những rủi ro diễn ra ngoài ý muốn. Thực ra câu chuyện đỗ đại học hay không dù rất quan trọng nhưng chẳng phải một vấn đề bế tắc. Bạn hoàn toàn có thể tìm ra một hướng đi mới, thậm chí còn hứa hẹn hơn rất nhiều. Sau đây chúng ta cùng Master Media tìm hiểu những việc nên làm nếu rơi vào tình huống trên nhé!

Bước 1: Cố gắng bình tĩnh

Vì sao bước đầu tiên lại nên là bình tĩnh? Bởi lẽ trượt đại học là một chuyện không như ý. Dù muốn hay không chúng ta sẽ có những cảm xúc tiêu cực trước tình huống này. Chúng ta sẽ không thể đưa ra một giải pháp cho mình nếu cứ để bản thân cuốn vào những cảm xúc đó.

Điều quan trọng ở đây là bạn có quyền buồn bã, thất vọng, tức giận hay lo lắng. Bạn có thể khóc, chia sẻ với người xung quanh hoặc làm bất cứ điều gì mình muốn để giải tỏa cảm xúc. Nhưng sau cùng hãy cố gắng đừng để cảm xúc lấn át. Hãy cố gắng bình tĩnh, giữ cho tâm trạng ổn định hơn. Chỉ với trạng thái này bạn mới có thể tỉnh táo suy nghĩ và tìm ra phương án tiếp theo cho bản thân.

Bước 2: Chia sẻ với gia đình và bạn bè

Bước tiếp theo bạn nên làm chính là chia sẻ tâm sự và suy nghĩ của mình với người lớn trong gia đình, một người anh người chị từng thi đại học, hay thậm chí thầy cô. Hai điều kỳ diệu sẽ đến khi bạn quyết định mở lòng hơn. Thứ nhất bạn sẽ được giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong người. Nhờ vậy bạn sẽ bình tĩnh và thoải mái hơn rất nhiều. Thứ hai, bạn có thể nhận được nhiều lời khuyên quý giá từ những người giàu kinh nghiệm. Những người nói trên đều có sự từng trải và am hiểu nhiều điều. Họ sẽ sẵn lòng giúp bạn tìm ra hướng đi mới đúng đắn cho chặng đường tiếp theo.

Bước 3: Đi tìm lựa chọn phù hợp nhất với bản thân

Rất nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực rằng Trượt đại học là hết. Không hề, thế giới của bạn không hề sụp đổ chỉ vì bạn lỡ trượt mất một kỳ thi. Bạn thậm chí còn có nhiều lựa chọn trong tình huống này. Điều bạn cần làm là tìm ra một phương án phù hợp nhất với bản thân.

Thông thường sẽ có một số phương án sau dành cho các bạn:

Tham gia xét tuyển bổ sung

Không ít trường Đại học và Cao đẳng sẽ mở đợt xét tuyển bổ sung vào khoảng tháng 9 hoặc 10. Đây là những trường chưa tuyển đủ số sinh viên theo chỉ tiêu trong đợt xét tuyển đầu. Lý do có thể xuất phát từ việc nhiều thí sinh không xác nhận nhập học. Điểm xét tuyển đợt bổ sung của các trường này sẽ không thấp hơn đợt 1. Bạn có thể lọc ra các trường với chuyên ngành mình quan tâm và cân nhắc về phương án này.

Các thí sinh thuộc những trường hợp sau sẽ được nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung:

Trường hợp 1: Thí sinh trượt tất cả các nguyện vọng đã đăng ký đợt 1;

Trường hợp 2: Thí sinh đỗ nguyện vọng đăng ký nhưng không xác nhận nhập học;

Trường hợp 3: Thí sinh không đánh dấu tích vào ô “Thí sinh có dùng kết quả để xét tuyển Đại học, Cao đẳng”.

Thi lại Đại học

Nếu bạn quyết tâm với ngành nghề và ngôi trường mình đã chọn, bạn hoàn toàn có thể quyết định Thi lại Đại học. Tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ phương án này vì bạn sẽ mất thêm một năm chỉ để ôn thi. Điều này sẽ khiến bạn bị chậm nhịp và kéo theo một số chi phí phát sinh cho gia đình.

Học các khóa dạy chuyên môn tại địa chỉ uy tín

Một phương án tiếp theo khá là ổn áp để các bạn cân nhắc là đăng ký học chuyên môn tại các học viện tư nhân. Những khóa học này cung cấp kiến thức chuyên môn của một lĩnh vực cụ thể, thường kéo dài trong khoảng 6 tháng – 1 năm. Sau khi kết thúc khóa học, bạn hoàn toàn có thể tự tin tìm việc về chuyên môn mình đã học. Rất nhiều ngành nghề hiện nay cởi mở với những người không có bằng cấp. Trong đó có những công việc về sáng tạo như Thiết kế đồ họa, Họa sĩ 2D / 3D, Dựng phim, Họa sĩ minh họa… Bạn có thể tham khảo những khóa học chuyên môn như vậy tại chương trình học của học viện Master Media.

Kết hợp ôn thi và học thêm

Bạn vẫn muốn thi lại đại học nhưng không muốn dành cả 1 năm dài chỉ để ôn thi. Bạn muốn tận dụng thời gian đó để tìm hiểu về những lĩnh vực mới, thậm chí có thể giúp bạn nhanh chóng kiếm tiền. Vậy tại sao phải chọn trong khi bạn có thể có cả hai. Hãy kết hợp ôn thi và đăng ký một khóa học chuyên môn ngắn hạn. Ví dụ bạn hoàn toàn có thể đi học thiết kế, làm phim, làm hoạt hình trong thời gian ôn thi đại học năm sau.

Những khóa học sáng tạo này có thời gian học không đến 1 năm. Trong khi đó vẫn đảm bảo hệ thống kiến thức cần thiết cho bạn. Tại những địa chỉ đào tạo uy tín, bạn thậm chí có thể tìm được cơ hội thực tập, cộng tác sau khi kết thúc khóa học. Đây là phương án vô cùng ổn áp cho các bạn chưa có duyên đến với giảng đường.

Tạm kết

Đọc đến đây bạn có thấy yên tâm hơn phần nào trước tình huống trượt đại học không? Nếu tình huống đó xảy ra, hãy luôn tin rằng còn rất nhiều con đường sẽ mở ra cho bạn. Chúc bạn thật nhiều may mắn cho những chặng đường mới trong tương lai nhé!

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.