Designer cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn?
Có bao giờ bạn tò mò Designer cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn? Giống như nhiều công việc khác, các Designer cũng cần đi tìm việc và trải qua quy trình phỏng vấn. Nếu chuẩn bị tốt họ sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn. Sau đây sẽ là một số lưu ý tiêu biểu nhất. Mời bạn cùng tham khảo với Master Media nhé!
Đọc kỹ mô tả công việc (Job Description)
Nhiều bạn cho rằng công việc của Designer tại nhiều công ty về cơ bản là giống nhau. Vẫn có những đầu việc chung như tiếp nhận yêu cầu, thiết kế và bàn giao sản phẩm. Quan điểm đó vô tình khiến các bạn không đọc kỹ Job Description (JD). Tuy nhiên đây lại là bước quan trọng nếu bạn quan tâm Designer cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn.
Trước tiên, đọc lại JD sẽ giúp bạn nắm được đầu việc chi tiết. Công việc của Designer có thể khác nhau ở những đầu việc nhỏ. Tại công ty này bạn có thể phải gặp khách để trao đổi, tại công ty khác thì không. Hoặc công ty này yêu cầu kỹ năng AI cao hơn, trong khi bên khác đòi hỏi phần mềm khác. Bên cạnh đó, JD cũng cho biết những quyền lợi bạn sẽ được hưởng khi vào làm tại công ty. Bạn nên đọc kỹ phần nội dung này, xem lại phần thông tin nào chưa rõ ràng. Từ đó bạn có thể đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng và làm rõ nội dung.
Xem thêm: NHÀ TUYỂN DỤNG TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TRONG CV DESIGNER?
Tìm hiểu công ty ứng tuyển
Designer cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn? Một phần đáp án quan trọng cho câu hỏi trên là tìm hiểu về công ty ứng tuyển. Bước này cho phép bạn có góc nhìn bao quát về công ty đó. Họ kinh doanh về sản phẩm/dịch vụ gì? Văn hóa của công ty ra sao, trẻ trung hay trân trọng tính truyền thống? Công ty này liệu có “red flag” gì không?
Sự tìm hiểu này không chỉ giúp bạn hiểu hơn công ty. Bạn có thể tận dụng điều đó để thể hiện trong buổi phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với những ứng viên nghiêm túc tìm hiểu về công ty.
Chuẩn bị trả lời cho câu hỏi phỏng vấn
Bất cứ buổi phỏng vấn nào luôn có tiết mục Hỏi và Trả lời. Và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước cho phần nội dung này. Hãy lên mạng tham khảo các danh sách câu hỏi phổ biến cho Designer, giới sáng tạo. Bạn có thể tham khảo luôn những câu trả lời gợi ý. Hoặc bạn chủ động chuẩn bị câu trả lời phù hợp với bản thân. Phần chuẩn bị này sẽ giúp bạn chủ động, tự tin và tránh bị bất ngờ trước nhiều tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trên thực tế thì buổi phỏng vấn giống như một cuộc trao đổi win-win giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Phía tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi và đánh giá bạn qua phần trả lời. Ở phía ngược lại, bạn hoàn toàn có quyền đưa ra câu hỏi cho phía họ để nhận thông tin rõ ràng. Bởi vậy nếu bạn hỏi Designer cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn? Một phần đáp án rất được khuyến khích là chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
Hãy đọc lại JD, đánh dấu những thông tin bạn thấy chưa rõ ràng. Qua đó bạn sẽ dần có những câu hỏi được làm rõ. Khi đến phỏng vấn, chú ý đưa ra câu hỏi một cách lịch sự và thân thiện. Những công ty đáng tin cậy chắc chắn sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị này từ phía bạn.
Giữ liên hệ với chuyên viên tuyển dụng
Khi ứng tuyển, nếu qua vòng CV bạn sẽ được một chuyên viên tuyển dụng liên hệ và hẹn lịch phỏng vấn. Hãy chủ động xin số hoặc cách liên lạc với chuyên viên đó. Họ chính là đầu mối liên lạc, có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết cho bạn. Đừng ngần ngại hỏi họ những thông tin bạn thấy có ích. Ví dụ như: số vòng phỏng vấn, phỏng vấn trong bao lâu, có cần làm bài kiểm tra không, hay AI là người phỏng vấn. Những thông tin trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị và tự tin hơn rất nhiều trong buổi phỏng vấn cá nhân.
Chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực
Một nội dung rất dễ có trong quy trình phỏng vấn Designer là bài kiểm tra năng lực. Tại bước này công ty thường yêu cầu bạn thực hiện bài kiểm tra thiết kế về sản phẩm của công ty. Bài test có thể thực hiện tại công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Một số công ty khác cho phép ứng viên làm online và gửi lại qua email. Phần nội dung này rất phổ biến trong quy trình phỏng vấn, vì vậy hãy hợp tác với phía tuyển dụng nếu họ yêu cầu bạn nhé.
Một lưu ý là nếu làm online bạn nên đặt watermark và lưu file dưới dạng JPG, PDF. Điều này giúp bạn tránh tình trạng “mượn” sản phẩm của ứng viên từ những công ty không uy tín.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Xem lại Portfolio và CV ứng tuyển
Trong buổi phỏng vấn, chắc chắn là nhà tuyển dụng sẽ xem rất kỹ Portfolio và CV của bạn. Vì vậy hãy kiểm tra cẩn thận hai bản này trước buổi phỏng vấn bạn nhé. Nắm kỹ thông tin bạn đã ghi lại trên Portfolio và CV. Liệu có thông tin nào bạn ghi sai và cần đính chính lại với nhà tuyển dụng. Có thông tin nào bạn muốn thể hiện thêm với họ. Sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trước những câu hỏi từ phía công ty.